Cây Hồng Giòn | Giống Cây Hồng

20 000 VnĐ/Cây






I Đặc tính sinh học Cây Hồng Giòn

Hồng giòn hay hồng không chát, lớn gấp 4 lần quả hồng ngâm truyền thống, quả đào không lông, chín sớm hay xoài “khủng” từ Úc đã được trồng và có mặt trên thị trường Việt Nam chính là kết quả của mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Úc suốt mấy thập kỷ qua.

Quả hồng chứa 12 – 16% đường, chủ yếu là đường glucose và fructoze, lượng axít thấp 0,1%. Trong 100g thịt quả có chứa 0,16mg caroten, 16mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin PP, B1, B2 và các hợp chất hữu cơ…

Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô. Trong khi phơi khô chúng được phủ 1 lớp đường và lượng đường có thể tăng đến 60 – 62%. Quả hồng còn dùng để làm thuốc.

Theo GS. Vũ Văn Chuyên (1985), quả hồng ngâm rượu uống là một vị thuốc bổ để chống suy nhược. Tai quả phơi hoặc sấy khô gọi là “Thị đế” dùng chữa ho, nấc, đầy bụng. Khi làm mứt, đường tiết ra gọi là “Thị sương” có đường manit dùng chữa đau và khô cổ họng.
Nước ép từ quả hồng chưa chín phơi hay sấy khô gọi là “Thị tất” dùng chữa huyết áp cao.

 Đông y dùng quả hồng làm thuốc chữa tiêu chảy, ho, đái dầm.. Vỏ, rễ, thân cây hồng được dùng làm thuốc cầm máu.

 Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu. Quả hồng chín có tỷ lệ đường rất cao, khoảng 14-20%, các muối Fe, Ca, P; vitamin A, B, C... Đặc biệt, lượng tanin rất cao ở quả hồng còn xanh. Chất Shibuol chứa trong quả hồng là hỗn hợp của acid gallic và phloroglaciol, có tác dụng làm hạ huyết áp.

 Một vài phương thuốc chữa bệnh từ cây, quả hồng

 Làm thuốc bổ, chữa suy nhược, háo khát, ho có đờm: Quả hồng chín vừa hái trên cây, bỏ tai, gọt vỏ đem phơi nắng hay sấy khô, sau đó ép bẹp, ngâm vào rượu uống hằng ngày. Mỗi ngày uống 15-25 g.

 Làm thuốc bồi bổ cơ thể: Dùng quả hồng khô (tức mứt hồng) cho vào mật ong và váng sữa rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 5-10 phút. Để nguội, ăn hằng ngày 3-5 quả vào lúc đói.

 Chữa đái dầm: Lấy 10-15 cái tai hồng (thị đế) thái nhỏ, phơi khô sắc với 200 ml nước, còn lại 50 ml, uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

 Chữa nấc: Tai hồng sao vàng, tán bột, uống với rượu. Hoặc dùng tai hồng 100 g, đinh hương 8 g, gừng tươi 5 lát. Hợp lại sắc uống, chia làm nhiều lần trong ngày. Chữa lòi dom: Lấy quả hồng khô (mứt) đốt thành than, tán nhỏ uống với nước cơm hằng ngày, mỗi ngày 8 g.

 Chữa tiêu chảy: Quả hồng xanh giã nát, cho vào chút nước sôi để nguội, gạn lấy nước uống rất hiệu nghiệm.

 Chữa nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất: Tai hồng 7 cái, hột tiêu sọ 7 hạt, hoắc hương 4 g, sa nhân 4 g, gừng tươi 7 lát, hành 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả băm nhỏ, hột tiêu sọ nghiền nát, sắc uống trong ngày (nước sắc này còn dùng chữa ho, khó thở). Nếu không có tai hồng, có thể thay bằng cuống và quả hồng cũng được.

 Chữa huyết áp cao: Dùng quả hồng chưa chín ép lấy nước rồi phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, có kết quả rất tốt. Nước ép của quả hồng chưa chín đem sấy khô có tên gọi là thị tất, còn dùng để chữa sung huyết ở trĩ...

II Mua Cây Giống Hồng Giòn

 Giống cây hồng giòn đang được cung cấp tại Trại Giống ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
 Cây giống khỏe mạnh là cây ghép mắt có chiều cao từ 30- 50 cm. Đường kính thân 1 cm. Đường kính bầu 15cm

Quí vị có nhu cầu mua cây giống hồng giòn vui lòng liên hệ: 



Vui Lòng Liên Hệ

Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946 


ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM