Hòa Bình: Thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm từ cây phật thủ

Hòa Bình: Thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm từ cây phật thủ

 






So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên ở xóm Thông, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình). Nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình ông từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

    Từ năm 2006, ông Khuyên đã nhận thầu đất 5% của xã với diện tích 4.000 m2(ký hợp đồng 1 năm). Những năm đó cuộc sống khó khăn nên ông chỉ biết trồng cây lúa, cây khoai… mong đủ ăn, ấm cái bụng là tốt, chứ đâu đã nghĩ được để làm giàu. Sau bao năm canh tác, đổ bao mồ hôi công sức nhưng vẫn khó khăn thiếu thốn. Nhiều đêm suy nghĩ, trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế và qua tìm tòi ông đã biết đến giống cây phật thủ. Nhận thấy đây là giống cây không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật, lại giữ giá trên thị trường, hơn nữa tại huyện hiện chưa có người đầu tư giống cây này, vì vậy, năm 2009 ông Khuyên mạnh dạn vay mượn đầu tư vào trồng phật thủ. Với số tiền vay mượn được 30 triệu, ông đã khăn gói xuống Hoài Đức (Hà Nội) để học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng.

    Nhờ trồng phật thủ mà mỗi năm đem về cho gia đình ông Nguyễn Văn Khuyên thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
    Ông Khuyên cho biết: "Là người tiên phong đưa cây phật thủ về trồng trên đất đồi núi nên tôi cũng rất lo không biết loại cây mới này có phù hợp với khí hậu, đất đai vùng cao và cho hiệu quả như mong đợi không. Nhưng chỉ sau một năm chăm sóc, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Hơn 300 cây phật thủ của tôi cứ mơn mởn xanh tươi và đến năm thứ 2 cây đã cho quả. Bình quân có khoảng 50 quả/cây và nếu chăm sóc tốt số quả trên cây có thể hơn thế. Với giá bán trung bình tại vườn 50.000 - 70.000 đồng/quả, quả loại đẹp lên đến 200.000 - 300.000 đồng/quả; gần tết năm 2013 tôi bán có quả 1 triệu đồng/quả”.
    Theo ông Khuyên, phật thủ là cây dễ trồng, mất ít công chăm sóc, chi phí đầu vào thấp nhưng lợi nhuận thu về lại cao. Để cho quả phật thủ có mẫu mã đẹp, sáng bóng thì người trồng cần chú ý phun thuốc để phòng, chống các bệnh như: nấm, sỉ sắt, rệp. Hiện nay, mỗi năm gia đình ông thu hoạch 1 đợt quả phụ và 1 đợt quả trong dịp Tết cổ truyền.
    Quả phật thủ thu hút thị hiếu của người tiêu dùng bởi quan niệm tâm linh và dùng để thờ phật và gia tiên. Được ví như bàn tay phật lúc cụm vào, lúc xòa ra che chở mang an lành, sung túc đến cho mọi gia đình, chính vì vậy mà mỗi dịp tết đến, loại quả này lại đắt hàng giúp nhiều hộ trồng làm giàu. Năm 2012, gia đình ông Khuyên thu nhập 280 triệu đồng, năm 2013 thu 130 triệu và năm nay dự kiến ông cũng thu về trên dưới 100 triệu đồng.

    Để mở rộng diện tích ông Nguyễn Văn Khuyên đã trồng thêm 60 cây phật thủ, hiện đang cho bói quả. Để đưa cây phật thủ phát triển ổn định và lâu dài trên vùng cao, ông Khuyên mong muốn được UBND xã Hợp Thịnh ký hợp đồng với gia đình cho thầu đất 5% của xã thời hạn 5 năm đến 10 năm (hiện giờ xã cho ký thầu 1 năm một) để ông mạnh dạn đầu tư công sức, phân bón cho cây phật thủ đơm hoa kết trái trên vùng cao xã Hợp Thịnh./.



    WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG
    Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cam

    Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cam

    Sau mỗi mùa thu hái quả, công việc đốn tỉa, tạo hình cho cây cam phải được tiến hành thường xuyên như:
    Cắt bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu nhằm tạo cho cây thông thoáng, ít sâu bệnh.

    1. Mật độ trồng cam, kỹ thuật làm đất và chọn cây xen canh

     Trước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố bón phân lót (hoặc làm mô trồng) Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc gieo hạt là 300-500 cây/ha. Khoảng cấy cây và hàng có thể là 4mx5m. Các loại cam ghép gốc nhân vô tính (Chiết ghép), có thể trồng với mật độ dày hơn 800-1200 cây/ha, với khoảng cách khoảng 4mx2m, 3mx3m, 3mx4m. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long người ta thương làm mô để trồng cam. Để đắp thành mô, tốt nhất dùng đất ao, nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô. Mô có kích thước rộng 60-80cm, cao 20-30cm. Phần giữa mô nên trộn với 100-200 g phân lân và 5-10kg phân chuồng hay rơm rác ủ mục để tạo điều kiện cho rễ cây phát triển trong giai đoạn đầu. Hoặc có thể trồng bằng hố với kích thước hố đào 40cmx40cmx40cm hoặc 60cmx60cmx60cm. Ở vùng đồi núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70cmx70cmx70cm. Lớp đất đào lên được trộ đều với 30kg phân chuồng hoai mục loại tốt, trộn với 0,2-0,5kg phân Văn Điển (tecmô phôt phát), với 0,1-0,2kg sulfat kali (K2SO4). Lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày. Như vây khi vườn cam nhà bạn trồng với khoảng cách giữa các cây là 1m là quá dày. Với khoảng cách quá dày này bạn khó chăm sóc và đặc biệt là không nên trồng xen bạc hà vì không còn khoảng cung cấp dinh dưỡng cho vườn cam của bạn.

     2. Kỹ thuật bón phân Tùy vào tuổi của cây, điều kiện tự nhiên, khí hậu mà tiến hành bón phân cho vườn cam có khác nhau. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long các nhà trồng cây ăn quả thường bón: Cây 1-3 tuổi bón cho 1 cây: 70-300g ure; 100-300g DAP và 100g clorua kali (KCl) Cây 4-6 tuổi bón: 350-450g ure; 450-550g DAP và 250g clorua kali/cây. Cây 7-9 tuổi bón: 600-750g ure; 650-850gDAP; 350g clorua kali/cây Cây 10 tuổi bón: 800-1700g ure; 900-1100g DAP, 450g clorua kali/cây.

     Cách bón: Đối với cây 1-2 năm tuổi pha phân hóa học vào nước tưới cho cây. Đối với cây đã cho quả thì chia làm 4 lần để bón:
     Lần 1: Trước khi ra hoa: bón 1/3 lượng phân đạm
     Lần 2: sau khi đậu quả 6-8 tuần, bón 1/3 đam và 1//2 kali
     Lần 3: trước khi thu hoạch 1-2 tháng bó 1/2 kali Lần 4: sau khi thu hoạch xong, bón toàn bộ phân lân và 1/3 phân đạm Bón thêm phân hữu cơ với lượng 20kg/cây.

     3. Chăm sóc cây cam
     - Thời kí kiến thiết cơ bản cây cam chưa có quả cần chú ý xen tỉa cành tạo tán cho cây. Người ta cắt tỉa bớt các cành nhỏ, cành vợt và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt cần tỉa bỏ những cành nhánh bị sâu gây hại. Công việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm sau mỗi mùa thu hái quả. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo tán cây thông thoáng loại bỏ một phần sâu bệnh hại.
     - Hoa cây ăn quả có múi thường rất nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả thường thấp, chỉ vào khoảng 2-8% tùy thuộc vào điều kiện thời tiết chăm bón và đặc điểm giống,loài. Do đó thời kì nụ, hoa, quả non người ta thường tỉa bớt các hoa dị hình, nhưng hoa quả non ra muộn và ở các vị trí không thích hợp cho việc hình thành và phát triển quả. Công việc này có thể được thực hiện bằng cách phun các chất điều hòa sinh trưởng.
     - Ở thời kì quả khoảng 1-2 tuần lễ cần tiến hành sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp với bón phân bổ sung và các nguyên tố vi lượng để tăng tỷ lệ đậu quả và thúc đẩy nhanh quá trình lớn của quả, giảm lượng hạt và làm đẹp mã quả. Biện pháp này đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng dạng chelat.
     - Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường thực hiện trong những năm đầu khi cây còn nhỏ, giữ cho xung quanh mô trồng cam, thật sạch và phủ ở mô bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm.

    Kategori

    Kategori