Cây Giống Thanh Long Ruột Đỏ

cay-giong-thanh-long-ruot-do 10 000 VNĐ
I ĐẶC ĐIỂM CÂY GIỐNG THANH LONG RUỘT ĐỎ 
 Cây giống thanh long ruột đỏ được trồng bằng phương pháp giâm cành. Chiều dài cành giâm từ 15-20cm . Cây giống đã có rễ và mầm con khỏe mạnh không sâu bệnh .
Cây giống có nguồn gốc từ trại giống Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Địa chỉ liên hệ mua giống thanh long ruột đỏ :
TRUNG TÂM CÂY GIỐNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 
 AN ĐÀO- TRÂU QUỲ- GIA LÂM- HÀ NỘI 
Hỗ trợ tư vấn: Ms Thanh Hoa 0979589557 . 
                     
                       cay-thanh-long-ruot-do-truong-thanh
Cây thanh long ruột đỏ

Giống bưởi da xanh | giong buoi da xanh

cay-giong-buoi-da-xanh 26 000VNĐ
Đặc điểm cây giống bưởi da xanh : cây giống cao từ 50-70 cm . Đường kính bầu từ 10-15 cm. Mắt ghép khỏe không sâu bệnh.
Cây giống có nguồn gốc từ Trung Tâm Giống Cây Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Chi Tiết Liên Hệ: Trung Tâm Giống Cây Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Địa chỉ: An Đào- Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Website: http://giongcaytrong.org
Tư Vẫn Hỗ Trợ: Ms Thanh Hoa 0979 589 557
cay-buoi-da-xanh
Vườn trái bưởi da xanh





I ĐẶC TÍNH BƯỞI DA XANH:
Bưởi Da xanh là loại cây trồng dễ ăn nhưng khó trồng , dù có chăm sóc nhiều vẫn không phải phát triển tốt. Khi trồng nên tránh đất sét nặng, đất nhiễm phèn mặn, đất bạc màu, đất cát rời rạc, đất thấp ngập úng, đất cao “hóc” nước, đất mới lên bờ, đất có cỏ tranh, cỏ song chằn bao phủ.
Nhìn chung là đất không thuận lợi thì không nên trồng bưởi Da xanh, Đất ít cát pha sét, pha thịt; đất bờ dừa lâu năm; đất có Trùn cư trú tức là có cả vi sinh vật tồn tại. Đất có cỏ hôi, cỏ lồng vực, cỏ đuôi chồn, rau trai mọc lấp sấp thì dễ trồng bưởi. Trồng bưởi Da xanh phải chọn giống kỹ: ăn ngọt, giống có tép đỏ hồng, ráo nước nhưng không khô, lột vỏ và tép tróc hoàn toàn, rất ít hạt hoặc không hạt, vỏ mõng, trái tròn; đặc biệt không mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, mắt thấy cây bưởi vừa ý để chiết nhánh trồng.
giong-buoi-da-xanh


 II KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BƯỞI DA XANH:

A. Thiết kế vườn:
1. Trường hợp đất mới: Áp dụng kỹ thuật đào mương lên liếp nhằm xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương vườn rộng từ 1-2m, liếp rộng 6-8 m. Cần xây dựng bờ bao để bảo vệ cây trồng, mực nước trong mương vườn nên giữ ổn định. Nên bố trí ít nhất 1 cống lấy nước và 1 bọng điều tiết nước. Khi thiết kế liếp trồng nên theo hướng Bắc-Nam, các cây sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn.
2. Trường hợp đất cũ: Chọn vị trí mới để đắp mô trồng nhằm tránh các ổ sâu bệnh cũ và tạo môi trường tốt cho cây phát triển. Thời kỳ đầu có thể giữ cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho cây bưởi Da xanh mới trồng và hạn chế cỏ dại.
3. Trồng cây chắn gió: Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn, chú ý hướng Đông và Tây Nam, có thể trồng dâm bụt để cao, xoài hoặc cây dừa nước.
B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1. Thời vụ trồng: Bưởi Da xanh trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.
2. Chọn cây giống để trồng: Cây giống phải đạt tiêu chuẩn sinh trưởng, sạch bệnh và có nhãn hoặc giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ của các cơ quan chức năng.
3. Mật độ và khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50cây/1000m2).
4. Chuẩn bị mô trồng và cách trồng: Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200g vôi. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205), phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45o để cây dễ phát triển cành và tán về sau.
5. Tủ gốc giữ ẩm: Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20cm. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng có thể trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Khi cây lớn có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm và chống xói mòn đất, nhưng khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
6. Tưới và tiêu nước: Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.
7. Phân bón:
- Phân hữu cơ: Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây.

Cách ủ phân hữu cơ đơn giản:

Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình nầy, trên thị trường đã có các loại phân phân hủy, có thể trộn thêm Lân và phân Đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với Nấm đối kháng sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.
 - Phân vô cơ: Phân bón Trichoderma để hạn chế nấm bệnh, nhất là các bệnh do tác nhân Phythophtora sp. gây ra. Cách ủ như sau: Gom hữu cơ thành đống, đáy 2m, cao 1,2-1,5m, tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước), đạp chân để đống hữu cơ được nén dẽ xuống. Tưới nấm TRICÔ-ĐHCT (20-30g/m3), phủ bạt nhựa để giữ ẩm. Tưới nước bổ sung hằng tuần để đủ ẩm, đảo đống ủ sau 3 tuần. Đống ủ hoai vô cơ còn được gọi là phân khoáng, thường có 2 loại:
+ Phân đơn: Là những loại phân khoáng chỉ chứa có một trong các nguyên tố dinh dưỡng như: đạm, lân, kali.
+ Phân hỗn hợp: Là các loại phân có chứa từ 2 chất dinh dưỡng trở lên. Để nâng cao chất lượng và hiệu lực của phân, ngoài các nguyên tố đa lượng NPK trong thành phần phân bón còn có các nguyên tố trung lượng (Mg, Ca, S…) và nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, B, Mn…) trên cơ sở đặc thù của từng loại cây và tính chất đất ở mỗi vùng sinh thái khác nhau. Hiện chuyên dùng cho cây ăn quả theo từng giai đoạn rất thuận lợi cho người sản xuất.

 Kỹ thuật bón phân: Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau :

- Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.
- Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định :có thể chia làm 5 lần bón như sau :
+ Sau thu hoạch: bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.
+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.
+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.
+ Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali.
+ Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali. Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.
- Phương pháp bón: Nên xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bề rộng của rãnh khoảng 30-40cm, cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Không cuốc quá sâu có thể gây đứt rễ. Cũng có thể kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ.
 8. Tỉa cành và tạo tán:
 - Tạo tán: là việc làm cần thiết nhằm hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển tán lá cho cây.
 - Tỉa cành: sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:
+ Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10-15cm).
+ Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không thể mang quả
+ Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
Chú ý: phải khử trùng dụng cụ bằng cách hơ qua ngọn lửa hoặc cồn 70o khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh.
- Kiểm soát chiều cao của tán cây: Khi cành bưởi cao trên 3-4m thì cắt bỏ nhằm khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái ở mức tối hảo.
9. Xử lý ra hoa:
Bưởi Da xanh không cần xử lý vẫn có thể ra hoa, tuy nhiên để cây ra hoa tập trung có thể xử lý ra hoa cho cây theo những cách như sau:
- Xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn: Bưởi cần thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để bưởi ra hoa đồng loạt. Tạo khô hạn vào tháng 12 đến tháng 01 dương lịch, thu hoạch quả vào tết Trung thu; hoặc tạo khô hạn ở tháng 3-4 dương lịch thu hoạch quả vào Tết Nguyên đán. Gặp lúc mưa nhiều thì có thể dùng tấm nylon đen che phủ chung quanh gốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa.
Muốn thu hoạch trái vào tháng 11-12 dương lịch, có thể thực hiện như sau: Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc, kế đến bón phân cho cây. Cây được bón phân lần 2 trước khi xử lý ra hoa. Đến đầu tháng 3 dương lịch ngưng tưới nước cho tới 20/3 dương lịch (20 ngày) thì tưới nước trở lại 2-3 lần/ngày và liên tục 3 ngày. Nếu cây ra tượt non, dùng các loại phân như:150g MKP (0-52-34) + 1g Progibb 10%/bình 8lít, hoặc 200-350g KNO3/bình 8lít phun lên cây để giúp lá non mau thành thục, kích thích ra hoa. Đến ngày thứ tư, tưới nước 1lần/ngày, 7-15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, lúc này ngày tưới ngày nghỉ, 10-15 ngày sau khi cây trổ hoa, hoa rụng cánh và đậu quả.
- Xử lý ra hoa bằng cách lãi lá của cành mang trái:
Phương pháp này có thể giúp ra hoa rãi vụ, nhưng chỉ có kết quả chủ yếu trên cây mới cho trái trong vài năm đầu, khi cây đã phát triển, cành mang quả nhiều, kỹ thuật trên ít hiệu quả. 10. Tỉa trái: Trên mỗi chùm trái chỉ nên giữ lại tối đa là 02 trái, tốt nhất là 01 trái. Các trái bưởi đậu trong thời gian cây còn nhỏ cũng cần được tỉa bỏ. Nên để trái thu hoạch khi tuổi cây tính từ lúc trồng phải được ít nhất là 36 tháng
11. Neo trái: Đến thời điểm thu hoạch mà giá bưởi hạ thì có thể neo trái trên cây từ 15-30 ngày để chờ xuất bán bằng cách phun lên cây các loại phân bón lá như: Retain, ProGibb…hoặc bón nhiều phân dạng đạm và tưới nước thường xuyên .

III. THU HOẠCH BƯỞI DA XANH: 
qua-buoi-da-xanh
Bưởi Da Xanh
Buoi-da-xanh-ruot-do
Bưởi da xanh ruột đỏ


1. Thời điểm thu hoạch:
Cây bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7-8 tháng, tùy theo mùa vụ, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,… Khi trái chín, túi tinh dầu nở to, vỏ căng và chuyển màu, đáy trái hơi bằng và khi ấn thì mềm, trái nặng. Nên thu hoạch vào lúc trời mát, thao tác nhẹ tay. Tránh thu quả lúc nắng gắt, sẽ làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ. Không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.
2. Cách thu hoạch: Dùng kéo cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ chứa để nơi thoáng mát chờ phân loại, lau sạch vỏ quả và vận chuyển đến nơi bảo quản, tiêu thụ.
3. Xử lý sau thu hoạch:
- Có thể phun 2,4D nồng độ 10-40ppm để ngăn ngừa sự khô và rụng cuống trái
- Phun Thiabendazole 40% pha loãng ở nồng độ 500 lần vào thời điểm 1-2 tuần trước khi thu hoạch, hoặc ngâm trong 3 phút ngay khi mới thu hoạch
- Phun Iminoctodine 25% pha loãng 2.000 lần vào lúc 4 ngày trước khi thu hoạch hoặc ngâm 3 phút ngay khi mới thu hoạch để giảm tỉ lệ trái hư.
4. Tồn trữ: Sau khi thu hoạch hoặc xử lý hóa chất, giữ trái trong bóng râm vài ngày cho ráo trước khi cho vào túi tồn trữ. Túi nên dày khoảng 0,02-0,03mm, mỗi túi chỉ nên giữ 1 trái. Nếu tồn trữ trong thời gian lâu nên sử dụng màng bao PE thật mỏng quấn chung quanh.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG BƯỞI DA XANH, VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Giống Xoài Đài Loan | Xoai dai loan giong

giong-xoai-dai-loan 30 000 VNĐ
Cây xoài giống có chiều cao từ 50- 70 cm, Đường kính bầu là 7-10 cm .
Cây giống khỏe không sâu bệnh có nguồn gốc từ trại giống Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Địa Chỉ: Trại cây giống ĐHNN Hà Nội - Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Số Điện Thoại : Ms Thanh Hoa 0979589557

Kĩ Thuật Trồng Xoài Đài Loan
Xoài Đài Loan là loại cây trồng mới, cây cho năng suất và hiệu quả cao
Đây là cây trồng giúp nhiều nông dân vươn lên phát triển kinh tế thoát nghèo và làm giàu
1- Đặc điểm giống xoài Đài Loan
 Cây xoài ra quả ngay sau năm đầu tiên, không có hiện tượng ra hoa nhiều nhưng không đậu quả như xoài miền Nam. Quả to trọng lượng trung bình đạt 1,0-1,5kg cùi dầy, thịt quả đanh chắc, hạt mỏng, ăn ngọt đậm, đặc biệt ăn xanh cũng ngọt và sức sinh trưởng vượt trội so với các giống xoài khác.
xoai-dai-loan
Xoài Đài Loan

xoai-dai-loan
Xoài Đài Loan
2- Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài đài loan:
Tuy là một cây dễ tính có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái khác nhau. Nhưng trong thời kỳ đầu của sự phát triển nếu chúng ta tạo được điều kiện thuận lợi như: Trồng trên đất tơi mục, vị trí trồng tương đối cao, đảm bảo đủ ẩm, nhưng thoát nước, vào mùa có nhiệt độ cao thì cây xoài vẫn sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
- Đào hố: Hố có đường kính 80cm, sâu 50-60cm. Khoảng cách các hố tuỳ theo giống, điều kiện đất đai, độ dốc của quả đồi có thể bố trí 5x6m, 7x7m hoặc 8x8m. xoài trồng tại các n­ước thư­ờng đư­ợc khuyến cáo trồng với khoảng cách 9-15m
- Bón phân: Giai đoạn cây con cần bón khoảng 300-500g 16-16-8 và 300g urea trên mỗi cây hàng năm, chia làm 2 lần mỗi lần 1/2) ở đầu và cuối mùa m­ưa. Phân được trộn và chôn 4-5 lỗ xung quanh tán cây.Mỗi hố bón 20-30kg phân chuồng hoai mục. Đất đồi chua bón thêm 0,5-1,0kg lân và 0,5-1,0kg vôi bột cho một hố. Khi cây phát triển tốt thì bón thúc NPK theo tỷ lệ 10:10:20, bón tăng dần theo hàng năm. Khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Cây ăn trái Pháp cho biết, bón 1kg N + 0,25kg P2O5 + 1kg K2O cho cây trư­ởng thành hàng năm (1,7kg urea + 0,5kg DAP + 1,6kg KCl mỗi cây). Trên đất màu mỡ, cây cho nhiều lá có thể giảm bón N để làm tăng tỷ lệ C/N giúp cho cây nhiều hoa
.- Thời kỳ sau thu hoạch: Cần bón 300-450 g mỗi loại/cây N, P2O5 sau khi xén tỉa các cành vô hiệu để giúp cây cho nhiều t­ược, lá mới và hồi phục sau thời kỳ mang trái.
 - Thời kỳ ra lá non: Tùy tình trạng dinh dư­ỡng, kích th­ước của đọt, có thể bón 90-240g N, 240-480g P2O5 và 120-480gK2O/cây để cung cấp đủ dinh d­ưỡng cho cây trư­ớc khi ra hoa.
 - Thời kỳ tiền ra hoa (hoặc xử lý ra hoa); Phun phân hỗn hợp 0-52-34 ở 0,3-1,5%, sau đó xử lý ra hoa với Thiourea (0,4-0,5%) hoặc KNO3 (2,0-2,5%) để giúp cây ra hoa trái vụ. Cần tái xử lý (với liều giảm 1/2) nếu cây không ra hoa.
 - Thời kỳ trái non 1,5 tháng tuổi (trong khoảng 3cm): Sử dụng các dạng phân bón lá để cung cấp thêm vi l­ượng cho cây.
 - Thời kỳ trái non 2 tháng tuổi (5cm): Bón 150-200g mỗi loại/cây N, P2O5 (với l­ượng N cao hơn) để giúp trái phát triển tốt.
 - Thời kỳ trái lớn (khoảng 0,5 tháng tr­ớc khi thu hoạch): Phun dung dịch dinh d­ưỡng (giàu P, K) để giúp trái cho màu sắc đẹp. Tại ĐBSCL, ở một số giống xoài khi trái sắp già dễ bị hiện tư­ợng nứt trái (thí dụ xoài Battambang). Tr­ờng hợp này th­ường gặp khi bón quá nhiều N hoặc K (hoặc do đất quá màu mỡ) làm mất cân đối, cây bị thiếu Ca nên nứt trái. Có thể bón thêm vôi hoặc CaSO4 hay phun Ca(NO3)2 để giảm hiện tượng này. Trong các dư­ỡng chất, N giúp cải thiện màu vỏ trái chín và nếu có thêm K sẽ giúp cải thiện cả màu sắc và h­ương vị trái. Thiếu K còn làm trái nhỏ, có vị chát, nh­ưng thừa K sẽ làm trái bị nứt. Xoài ít biểu hiện triệu chứng thiếu P ở đất bình thư­ờng.Mỗi năm có 2 lần bón phân đáng chú ý là trước khi xoài ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Nếu gặp năm sai quả thì có 1 lần bón thúc cho quả.
3 Phòng trừ sâu bệnh cho cây xoài:
- Rầy xanh: Phòng trị bằng cách dùng bẫy đèn khi rầy chưa đẻ trứng, hoặc phun nước xà phòng 5g/l vào lúc cây ra hoa cách 2-4 ngày/lần. Tránh dùng nồng độ cao để không ảnh hưởng đến hoa. Hoặc có thể dùng Bsssa, Mipcin, Applaud, Azodrin, Trebon, Sevin nồng độ 0,15-0,20% để phun 2-3 lần, cách 5-7 ngày/lần.
- Rệp sáp, rệp dính Rệp sáp, rệp dính: Rệp chích hút nhựa ở lộc non, các nhánh và cuống quả xoài. Đây cũng là hai loại rệp sáp chích hút trên cam quýt. Dùng Supracid 0,1%, Dimecron, Bi58, Hostathion với nồng độ 0,2% hoặc Polysulfua canxi 0,50bômê để phun.
- Sâu đục thân, đục cành: Phòng trừ, tránh tạo vết thương cơ giới trên cây nhơ cách dùng dao băm gốc kích thích cây ra hoa; Dùng bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành; Tiêm vào lỗ đục các loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Methyl parathion, Thiodan, Diazinon,… và bịt các lỗ đục bằng đất sét để diệt sâu non. Cần phát hiện các cành non bị sâu đục và đẻ trứng, cắt bỏ các cành này đem đốt để diệt sâu non ở bên trong.
- Ruồi đục quả: cũng giống như ổi đông dư,đu đủ đài loan Xoài cũng dễ gặp tình trạng ruồi đục quả. Ruồi cái đục vỏ quả đã già, đẻ trứng dưới lớp vỏ. Trứng nở thành sâu non, sâu non ăn thịt quả, gây thối và rụng quả. Phòng trừ bằng cách không để quả chín trên cây; Phun Azodrin 0,1%, Bassa 0,25%, Bi58 0,1% hoặc dùng bả dẫn dụ ruồi như dứa, cam, quýt, chuối chín hay chất Methyleugienol trộn với thuốc sát trùng không có mùi hôi (Furadon, Azodrin, Malattion…) làm bẫy để diệt; Cũng có thể dùng phương pháp bao quả bằng bao gấy cũng ngừa được sự chích hại của ruồi vàng.
4 Thu hoạch xoài : Tuỳ theo mục đích sử dụng để hái, nếu dùng tại chỗ thì để chín vàng trên cây, quả lúc này đạt chất lượng cao; Nếu phải mang đi xa hoặc xuất khẩu thì phải hái sớm hơn khi quả đã già (vai quả vượt xa đầu núm, quả phồng lên, chiều dày tăng). Nên hái quả vào ngày nắng ráo. Cắt quả vào lúc trời râm mát, nếu hái vào ngày mưa khả năng bảo quản và vận chuyển sẽ kém. Quả hái về cho vào phòng chứa một ngày đêm để quả tiếp tục hô hấp “ra mồ hôi”, sau đó dùng khăn ướt lau sạch và phân loại. Nếu phải chở đi xa thì cho vào sọt tre hoặc hòm cactông hay hòm gỗ xếp thành từng lớp, tối đa không quá 5 lớp, ở đáy sọt (hay hòm gỗ) lót một lớp rơm hay giấy xốp, giữa các lớp xoài lót thêm lớp giấy mỏng, từng quả cần được bọc thêm lớp gấy mỏng. Trong quá trình bảo quản và vận chuyển dễ bị bệnh thán thư và thối cuống quả làm cho quả bị thối. Để ngăn ngừa dùng nước nóng 520C trong 15 phút sau đó ngâm thêm 3 phút trong dung dịch 2-4% NaB4O7 rồi vớt. Cũng có thể dùng xe lạnh giữ ở nhiệt độ 5,5-110C, độ ẩm không khí 85-90% thì có thể bảo quản được 4-8 tuần. Sau đó lấy ra, để ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong phòng để thúc cho quả chín. Làm như vậy quả giữ được màu sắc và phẩm chất tươi ngon.

  QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG xoài đài loan và các loại xoài khác , VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Giống ổi bốn mùa| Giống Ổi Đông Dư

cay-oi-dai-loan-giong  16000 Vnđ/ cây
Cây Giống Cao Từ 30-50 cm. Đường kính bầu đất :7-10 cm cây khỏe không sâu bệnh
Cây giống có nguồn gốc từ Trung Tâm Giống Cây Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Liên Hệ :Ms Thanh Hoa 0979 589 557
Ổi tứ mùa -  còn gọi là ổi Đông Dư một loại quả đặc sản của vùng đất Đông Dư, thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) đang bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ. Nhiều nhà trồng ổi tại đây cho biết, ổi tứ mùa Đông Dư cho thu hoạch quanh năm, song rộ nhất là vào tháng 7, tháng 8 dương lịch hàng năm. Năm nay, ổi chính vụ được mùa và được cả giá. Hiện tại, giá bán buôn ngay tại vùng dao động ở mức 13.000-15.000 đồng/kg, tăng hơn thời điểm thu hoạch rộ năm ngoái khoảng 4.000-7.000 đồng/kg
I ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
 Cây ổi nhỏ hơn vải nhãn, cao nhiều nhất 10m, đường kính thân tối đa 30cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần, lá đối xứng. Hoa lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá, cánh 5, màu trắng, nhiều nhị vàng, hạt phấn nhỏ rất nhiều, phôi cũng nhiều. Ngoại hoa thụ phấn dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn. Quả to từ 4 – 5g đến 500 – 700 g gần tròn, dài thuôn hoặc hình chữ lê. Hạt nhiều, trộn giữa một khối thịt quả màu trắng giòn thơm. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày. Đánh giá chất lượng căn cứ vào các chỉ tiêu sau: Ít hạt, hạt mềm, bé: ở những giống dại tỷ lệ hạt so với khối lượng quả 10 – 15%, ở những giống tốt được chọn lọc, tỷ lệ này chỉ còn 2 – 4% thậm chí có giống gần như không hạt. Cùi (phía ngoài hạt) nên dày vì cùi dày đi đôi với ít hạt nhưng cũng có giống cùi mỏng ruột, nhiều hạt vẫn được ưa chuộng. Quả to, hình thù đều đặn, chín tới, có mùi thơm: chỉ tiêu này giống các quả khác. Cây ổi lá xanh quanh năm, không chịu được rét, độ nhiệt -2oC cả cây lớn cũng chết. Ngược lại ổi chịu đựng dễ dàng những độ nhiệt cao ở các sa mạc nếu đủ nước. Độ nhiệt thấp ví dụ dưới 18 - 20oC quả bé, phát triển chậm chất lượng kém. Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 – 4 m và hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt.. Thậm chí bị ngập hẳn vài ngày ổi cũng không chết. Có thể lợi dụng đặc điểm này chủ động điều khiển mạch nước ngầm bằng phương pháp tưới tiêu để cho rễ ăn nông ở lớp đất mặt nhiều màu mỡ. Ổi trồng được ở nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4,5 đến 8,2. Tất nhiên muốn đạt sản lượng cao chất lượng tốt phải chọn đất tốt, sâu và phải bón phân đủ và hợp lý. Cần nhấn mạnh: ổi mọc được bất cứ ở đất nào nhưng đó là chỉ nói mọc, có cành lá, nếu muốn có nhiều quả, chất lượng tốt phải bón nhiều phân. Ổi không sợ gió nhưng giống quả to lá to khi bị bão bị rách lá, rụng quả. Vậy nên chọn chỗ khuất gió hoặc trồng hàng rào chắn gió.

Giống mít thái|mít cao sản|mít không hạt

mit-thai-giong
20000 VNĐ

Cây mít giống cao 40-70 cm Đường kính bầu 20-30cm

Cây giống khỏe không sâu bệnh giống có nguồn gốc từ Trung Tâm Giống Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
LIÊN HỆ:
Ms THANH HOA 
ĐT: 0979 589 557
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG

Giống Chuối Tiêu Hồng Cấy Mô | chuoi tieu giong

cây-giống-chuối-tiêu-hồng
7000 VND
Đặc điểm Cây giống chuối Tiêu Hồng:
- Cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh, có từ 4 đến 5 lá, chiều cao từ 8cm - 12cm
Đặc điểm chuối Tiêu Hồng 
- Đặc điểm: Quả chín có màu vàng sáng, thịt quả rắn, hương vị ngọt thơm, khi chín vỏ quả dày và rắn, không nhũn như các giống chuối tiêu khác nên thuận tiện cho vận chuyển đóng gói.
Về mùa hè chuối Tiêu Hồng ăn có vị ngọt không chua như chuối tiêu ta.
- Thời gian từ trồng đến thu hoạch: 13 - 14 tháng.
- Năng suất: Trung bình mỗi buồng có 10 - 12 nải, đạt 40 – 45 kg/buồng.
1. Điều kiện đất trồng
Chuối tiêu hồng được trồng trên đất phù sa, đất thịt nhẹ, bazan, những loại đất có độ hổng độ xốp tốt, có khả năng tiêu thoát và giữ nước độ mùn 1,5 - 2%, tầng dày hơn 60 cm, độ pH từ 6 - 7,5. Nên tránh loại đất chua, đây là loại đất không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối.
2. Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng được cày sâu không lật 40 – 50 cm, bừa và làm sạch cỏ dại, tiến hành trồng cây cải tạo và phục hồi dinh dưỡng cho đất bằng cây phân xanh cũng như các cây giữ ẩm, chống xói mòn.
Đào hố trồng: Trước khi trồng 1 tháng tiến hành đào hố, hố trồng có kích thước: rộng 40 cm, dài 40 cm, sâu 30 – 40 cm. Sau khi đào hố tiến hành bón lót cho cây với lượng phân cho mỗi hố như sau: 5 – 10 kg Phân chuồng + 0,2 kg Super lân + 0,1 kg Kali.
Phân được trộn đều với lớp đất mặt sau đó lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 5 – 10 cm. 3. Mật độ và khoảng cách trồng
Mật độ trồng khác nhau tùy thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, giống, phương thức trồng, trình độ thâm canh, khả năng lao động và chu kỳ kinh doanh của vườn. Với điều kiện ở đồng bằng, mật độ trồng thích hợp là: 1,8 x 1,8 m tương đương 3.500 cây/ha.
4. Thời vụ và kỹ thuật trồng. 4.1.
Thời vụ trồng: trồng vào 2 vụ: - Vụ Thu (vụ chính): Tháng 8, 9, 10 - Vụ xuân: tháng 2, 3 Sau khi trồng cần ủ rác cho các cây và tưới giữ ẩm để cây mau bén rễ.
4.2. Kỹ thuật trồng:
Cây chuối nuôi cấy mô được đóng trong những túi bầu, vì vậy khi trồng cần xé bỏ túi, chú ý không làm vỡ bầu đất của cây.
Đặt cây vào hố đã được đào sẵn sau đó lấp đất cao hơn mặt bầu 2 – 3 cm. Đất lấp vào đất phải cao hơn mặt ruộng để tránh nước đọng ở hố trồng.
Khi lấp đất cần chú ý không để đất rơi vào nõn của cây vì như vậy cây không phát triển được và có thể gây chết cây.
5. Kỹ thuật chăm sóc
Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao.
5.1. Tưới nước: Thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới. Đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8 - 10 tháng) đến khi quả lớn đẫy.
Theo tính toán tưới 1ha từ 30 – 63 m³/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng).
5.2. Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn:
Trong thời kỳ nóng và ẩm, cây mẹ đẻ con chồi nhiều, cần tỉa bớt chỉ định lại 1 - 2 chồi con và khống chế mật độ trong vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và con. Việc định chồi phải làm thường xuyên bằng các biện pháp cơ giới hay sự dụng các hóa chất. Đồng thời với tỉa mầm, định chồi cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn...
5.3. Bón phân cho chuối: Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả. Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200 g, Lân 20 – 40 g, Kali 300 – 400 g; Phân hữu cơ 5 – 10 kg, bón trước khi trồng. Thời gian và cách bón có thể chia làm các đợt sau: + Bón trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 Lân + 1/4 Kali. + Bón lần 2: Sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 Đạm, 1/2 Kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt kết hợp ủ gốc cho cây. + Bón lần 4: Bón nuôi quả với 1/4 Đạm, 1/4 Lân và 1/4 Kali. Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa.
 Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc BVTV.
6. Phòng trừ sâu bệnh cho vườn chuối. Các loại sâu bệnh phổ biến và gây hại lớn đáng chú ý sau: 6.1. Bệnh gây hại chủ yếu:
+ Bệnh đốm lá Sigatoka: Gây bởi nấm Mycospharella musicola và M.fijiensis (đốm đen phát triển mạnh) trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 - 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor...
- Bệnh vàng lá Moko: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum với triệu chứng lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc thay đổi giống.
 - Bệnh vàng lá Panama (héo rũ): nấm gây bệnh là Fusarium oxysporum cubense. Bệnh liên quan nhiều đến tình hình dinh dưỡng trong đất như mùn thấp, cấu trúc đất xấu, hàm lượng Zn thấp, tỷ lệ Ca/Mg và K/Mg cao thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Việc trừ bệnh là khó khăn nên chủ yếu là phòng bệnh. Phòng bằng biện pháp kiểm dịch, xử lý con chồi, cải thiện lý hóa tính của đất, sử dụng giống kháng bệnh. Ngoài ra chuối còn bị bệnh thối nõn, thối nau quả, đốm đen quả... hoặc các bệnh sinh lý như thối nhũn thịt quả, đông vón thịt quả hoặc hóa vàng thịt quả.
6.2. Sâu gây hại chủ yếu - Sâu đục thân chuối: cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây (do Odoiporus longicillis) phá hoại thân giả và sâu đục thân thật (do Cos-mopolite sordidus) còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn. Có thể sử dụng thuốc: Shepa (0,2 - 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin...
- Sâu hại lá chuối: bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá... gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ. Có thể sử dụng: Viben C, Daconil (0,3%)...
- Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ.
6.3. Tuyến trùng hại chuối: Tuyến trùng là tên gọi chung của những sinh vật nhỏ sống trong đất gây hại rễ. Trên chuối có 4 loại gây hại phổ biến là Radopholus similis; Pratylenchus Helicotulenchus và Meloidogyne. Phòng trừ chúng chủ yếu là xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 - 2 dibromo-3 chloropane (DBCP) hoặc các chế phẩm khác.
7. Thu hoạch Những căn cứ để xác định điểm thu hoạch quả là:
- Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả.
- Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm).
- Căn cứ vào dộ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng.
- Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 - 3 tháng.
 - Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ. Chúc bà con mùa canh tác bội thu.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG CHUỐI TIÊU HỒNG, VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Ms Xuân Thủy
ĐT: 0987 884 946
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 
WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG
cây-giống-chuối-tiêu-hồng cây-giống-chuối-tiêu-hồng

Giống Cây Na Dai | Cay na giong

cay-giong-na-dai 4000 VND
Cây giống khỏe, không sâu bệnh, chiều cao cây giống 1 tuổi từ 40cm - 60cm
Na dai có ưu điểm ăn ngọt, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ, múi na nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng lại ít hạt. Thêm vào đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở. Na chín được nhiều người ưa dùng với tác dụng bổ dưỡng, nhất là phụ nữ sau khi sinh, trẻ em, người cao tuổi và người mới ốm dậy. Theo Đông y, Một số bộ phận của cây Na Dai (rễ, thân, quả và hạt) có tác dụng làm thuốc chữa bệnh như: chữa bong gân, chấn thương, hạ khí tiêu đờm…
Chúc bà con canh tác bội thu.
Chi tiết Cây Giống vui lòng liên hệ : 0979 589 557 để được tư vấn

cay-giong-na-dai



cay-giong-na-dai
Cây Na Dai Giống

Cây Giống Đu Đủ Đài Loan

cay-du-du-giong 5000 VND
Đặc tính: Đu đủ Đài Loan là giống đu đủ mới, phát triển rất khoẻ và có quả sớm, tỷ lệ đậu quả cao. Mỗi mùa một cây có thể đậu 30 quả trở lên, trọng lượng quả từ 1,5 - 2kg, cá biệt có quả nặng tới 3 kg. Cây cái ra quả hình bầu dục, cây lưỡng tính cho quả dài. Vỏ quả nhẵn bóng, thịt dày, màu đỏ tươi Năng xuất: 30-45kg / cây Thời gian - Miền Bắc: vụ Xuân trồng vào tháng 2 – 4 hoặc vụ Thu cuối mùa mưa (Tháng 9 – 10) - Miền Nam: trồng vào đầu mùa mưa ( Tháng 4 – 5 ). Những vùng chủ động tưới tiêu trồng vào cuối mùa mưa ( Tháng 10 – 11 ) - Miền Trung: vụ Xuân trồng vào Tháng 12- 1, vụ Hè Thu trồng tháng 5-6 cây đu đủ giống Cây Đu Đủ Giống

Giống Táo Đại

giong-tao-lai-le,giong-tao-dai
15 000 VNĐ
Đây là giống táo có đại quả to, ăn có vị ngọt, giòn, màu sắc đẹp, ít bị nhiễm sâu bệnh. Cây lớn nhanh, trồng năm đầu đến cuối năm cho quả. Ưa nơi nhiều nước, thích hợp với đất đồng bằng. 1 năm một vụ vào cuối thu Cây giống được ghép cây táo bản địa với táo giống

Giống Táo Đào Vàng

giống-táo-đào-vàng 15 000 VNĐ
Táo Đào Vàng là giống táo có quả to, ăn có vị ngọt, giòn, màu sắc đẹp, ít bị nhiễm sâu bệnh, đặc biệt thích hợp với chất đất vườn đồi, chịu hạn, thâm canh tốt, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Năng Suất Thu Hoạch 40-50 tấn / ha
Thời Gian Thu Hoach Thu hoạch 1 vụ / 1 năm vào cuối thu
Cây giống được ghép cây táo bản địa với táo giống sức sống cao

Giống Bưởi Diễn

giống-bưởi-diễn20 000VNĐ
Bưởi Diễn có vị ngọt như cam sành, sau thu hái có thể để được từ 3 đến 5 tháng không cần phải thuốc bảo quản mà bưởi vẫn ngon, ngọt. Một ha bưởi diễn sau 5 năm tuổi có thể đạt năng suất từ 50-65 ngàn qủa/năm. Đạt giá trị từ 700-900 triệu đồng Thu hoạch vụ đông (giáp Tết Âm lịch) Cây giống được ghép gốc bưởi hạt với cành bưởi Diễn





1 Đặc điểm sinh lý, sinh thái giống bưởi diễn:
Cây Bưởi Diễn
 là một giống cây ăn quả đang được rất nhiều bà con trong cả nước tin trồng.Với ưu điểm nổi trội của bưởi Diễn là khả năng thích nghi cao với thổ nhưỡng của các vùng miền , rất dễ cho trái và năng xuất rất cao, cây khỏe mạnh, ít sâu bệnh.
Thịt quả bưởi Diễn màu vàng xanh, ăn giòn, ngọt. Thời gian thu hoạch của bưởi Diễn muộn hơn bưởi Hoàng, bưởi Quế Dương
Một ha bưởi diễn sau 5 năm tuổi có thể đạt năng suất từ 50-65 ngàn qủa/năm. Đạt giá trị từ 700-900 triệu đồng Thu hoạch vụ đông (giáp Tết Âm lịch) Cây giống được ghép gốc bưởi hạt với cành bưởi Diễn
Trái bưởi Diễn khi chín rất thơm ngon và bổ dưỡng, quả chín màu vàng trọng lượng quả từ 1.2 – 1,5kg/quả. Cây bưởi diễn thu quả thường từ tháng 11 đến tháng 1. Đặc biệt thời gian bảo quản quả bưởi Diễn sau thu hoạch rất lâu (4- 5 tháng) mà vẫn cho chất lượng quả ngon, do vậy giá trị của trái bưởi Diễn được nâng cao rất nhiều, bà con có thể chủ động thoải mái chọn thời điểm bán trái bưởi diễn để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất .
Ngoài giống cây trồng như trên hiện trại giống còn có các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao như giống bưởi diễngiống bưởi da xanhgiống cam đườngcam vinhgiống cam vinh, giống cam v2giống chuối cấy mô...

2. Đặc điểm cây giống bưởi diễn:

- Cây giống bưởi diễn đủ tiêu chuẩn trồng là cây có chiều cao từ 50-70cm, chiều cao mắt ghép tối thiểu 20cm. cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh hay rỉ sắt
- Mật độ trồng cây bưởi diễn là 5 mx5 m đối với trồng đơn canh hoặc 5m x 7m đối với xen canh
- Có thể trồng trên khu vực vùng núi, đồi cao nguyên dốc, trồng xen canh với cây ổi để tránh một số loại sâu bệnh
- Trồng bưởi diễn chú ý thời điểm và thời tiết trồng để có phương án trồng tốt nhất

Kĩ thuật trồng cây bưởi diễn :

Chuẩn bị đất trồng

Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,...
   - Phát quang và san ủi mặt bằng
Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng bưởi Diễn đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng. Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang.
Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng bưởi Diễn cũng cần phải dọn sạch  và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế.

   - Thiết kế vườn trồng

+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 - 50 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). Đất có độ dốc từ 5 - 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 - 100  nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.
+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 - 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 100.

+ Bố trí mật độ, khoảng cách

Mật độ trồng phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường đối với bưởi Diễn trồng với khoảng cách 5 m x 4 m (tương ứng với 500 cây/ ha).  Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn (600 cây/ha). 
Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây. Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn.

    - Đào hố trồng và bón lót 

+ Kích thước hố rộng  0,8 - 1 m sâu 0,8 - 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn.
+ Bón phân lót cho 1 hố: 
Bót lót cho mỗi hố 30 - 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 - 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 - 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 - 10 cm, dùng cọc thiết kế vườn đánh dấu tâm hố. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
  Xem thêm kĩ thuật trồng theo đường link
http://giongcaytrong.org/kt-trong-cay/ki-thuat-trong-cay-an-qua/ki-thuat-trong-buoi-dien-25.html


 

Kategori

Kategori