Kĩ thuật trồng bưởi Diễn

Kĩ thuật trồng bưởi Diễn







1. Giống :

Để có những sản phẩm bưởi diễn chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Thực tế cho thấy, phần chi phí về giống rất nhỏ so với các chi phí khác như : nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu, đất đai… Sản phẩm Bưởi Diễn chất lượng cao được các cán bộ kỹ thuật của Chi nhánh Đồng Tâm Xanh hợp tác với các chuyên gia thuộc Trạm Nghiên cứu cây ăn quả Xuân Mai (Bộ Nông nghiệp & PTNT) tuyển chọn nguồn giống tốt nhất từ cội nguồn cây mẹ tại thôn Đức Diễn, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Do đó, khách hàng yên tâm về chất lượng các loại giống trong đó có cây Bưởi Diễn do Chi nhánh Trang trại Đồng Tâm Xanh sản xuất. Chi nhánh Trang trại Đồng Tâm Xanh chịu trách nhiệm về chất lượng giống do mình sản xuất, đồng thời nhận liên doanh trồng thâm canh Bưởi Diễn và bao tiêu sản phẩm với khách hàng có diện tích tập trung từ 5 ha trở lên.



2. Đất trồng Bưởi Diễn :

- Đất trồng Bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ PH thích hợp từ 5,5 - 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió.

- Đối với vùng gò đồi cao cần chú ý tới việc đảm bảo nước tưới cho Bưởi Diễn nhất là giai đoạn 3 năm đầu mới trồng cây chưa khép tán và giai đoạn nuôi quả từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch.

3. Kỹ thuật trồng, chăm Bưởi Diễn :

a. Đào hố : Nên trồng mật độ là (5 x 5) mét 1 cây. Hố đào (0,8 x 0,8)m hoặc (1 x 1 x 1) m, mỗi hố nên bón lót từ 50-80kg phân chuồng hoai mục, 1-2kg Supe lân, 0,5kg Kali Sunphát và 1kg vôi bột. Các loại phân này trộn đều với đất lấp cao hơn miệng hố 10-15cm.

b. Cách trồng : Đặt cây giống giữa hố, tháo bỏ nilon và dây buộc, lấp đất kín gốc cao hơn cổ rễ 2-3cm. Dùng cọc cắm chéo xa gốc bưởi và buộc dây định vị đề phòng gió lay lỏng gốc. Dùng cỏ khô, rơm rạ phủ gốc giữ ẩm cho cây. Tưới liên tục buổi sáng hoặc chiều tối (tuần mới trồng đầu tiên).

c. Chăm sóc :

- Giai đoạn từ khi có lộc mùa xuân và nuôi quả nhỏ tới tháng 8 âm lịch cây cần nhiều nước, nếu thiếu nước lá cây sẽ héo, quả vàng và rụng. Từ tháng 10 trở đi tới khi thu hoạch quả không nên tưới nước cho Bưởi Diễn.

- Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, bỏ các cành bị sâu bệnh, thường xuyên sới cỏ dại xung quanh cây.

- Bón phân thường xuyên trong năm vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân bón tỷ lệ cân đối : 10 phân chuồng + 10 phân lân + 3 đạm + 3 Kali tuỳ theo cây to, nhỏ và khả năng hiện có. Khi bón, cuốc rãnh rộng 25-30cm, sâu 30cm (từ mép tán lá chiếu xuống đất) và lấp kín.



4. Phòng trừ sâu bệnh :

Bưởi Diễn thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói…

- Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh.

- Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%.

- Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác.

- Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục.

- Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2.

- Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt.

- Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành.

- Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…
QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG VUI LÒNG LIÊN HỆ

Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Bệnh thối nhũn hại cây Thanh Long và cách phòng trị







Bệnh thối nhũn bông, trái thanh long

Tác nhân gây hại:Do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi và nấm Rhizopus sp. (tác nhân thứ cấp) gây ra.
Triệu chứng bệnh:Bệnh thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn cây ra nụ, sau khi hoa nở và ở giai đoạn quả non. Triệu chứng ban đầu là nụ hoặc quả có vết bị thối nhũn, có bọt khí nổi trên bề mặt vết bệnh, bên trên vết bệnh có xuất hiện lớp tơ nấm màu đen và lan rộng rất nhanh chóng làm thối cả quả, có mùi hôi và có dịch nhựa màu nâu vàng chảy ra (Hình 1). Ngoài ra, bệnh cũng có thể tấn công và gây thối nhũn đầu trái 

         

Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh:Bệnh gây hại quanh năm, phát triển mạnh trong điều kiện mùa mưa (ẩm độ cao và nhiệt độ khoảng 25-350C.
Nguồn bệnh và sự lây lan:- Bệnh thư­ờng tồn tại trong xác bả thực vật có trên vườn hoặc trên cành, bông bị bệnh không được tiêu hủy.
- Bệnh có thể lây lan thông qua gió, mưa bão, côn trùng gây vết thương,...
- Những vườn bị bệnh thối quả thường thấy xuất hiện rất nhiều ngâu/bù xè (Protaetia sp. và Hypomeces squamesus) (Hình 3).Biện pháp quản lý:- Tạo điều kiện thông thoáng và thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa.
- Vệ sinh vườn thường xuyên và tiêu huỷ nguồn bệnh triệt để. Nếu có cắt tỉa và tạo tán cây sau thu hoạch, có thể phun ngừa thuốc trừ nấm gốc đồng, hoặc thuốc sinh học gốc Chitosan (Biogreen,…), Streptomycin sulfate (Poner, Stepguard,...)
- Tăng cường bón vôi cho cây thanh long 1-2 lần/năm (vào đầu và cuối mùa mưa).
- Bón phân cân đối và hợp lý. Nên bón nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichodermanhằm giúp cây sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với bệnh.Nên ngắt bỏ đài hoa (rút râu) sau khi hoa nở khoảng 3-4 ngày đối với mùa nắng và 2-3 ngày đối với mùa mưa.Sau đó phun một số loại thuốc trừ nấm để nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhiễm thông qua vết thương sau khi rút râu.- Có thể phun xen kẽ theo định kỳ 5-7 ngày/lần bằng thuốc sinh học Chitosan hoặc các loại thuốc trừ nấm gốc Kasugamycin, Streptomycin sulfate , Oxolinic acid (Starner,…). Lưu ý, giai đoạn nụ hoa 14-20 ngày sau trổ và 7-10 ngày sau rút râu là hai giai đoạn mẫn cảm nhất đối bệnh thối nhũn và nên có biện pháp quản lý ngâu phù hợp (bắt bằng tay, bả độc,...)

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 
Kĩ thuật Trồng cam V2

Kĩ thuật Trồng cam V2







Kĩ thuật Trồng cam V2Kĩ thuật Trồng cam V2Kĩ thuật Trồng cam V2Kĩ thuật Trồng cam V2



1. Chuẩn bị đất và trồng hàng rào chắn gió

+ Chọn địa điểm làm vườn: Xa các vườn cây ăn quả có múi đã bị nhiễm bệnh virus hoặc tương tự virus, bệnh vi khuẩn như bệnh loét.

Không trồng trên các vườn đã trồng cây ăn quả có múi cũ đã có triệu chứng tiền nhiễm tuyến trùng hoặc các bệnh nấm như Phytophthora.

Không nên trồng trên các vùng quá khô hạn, xa nguồn nước tưới hoặc nơi đất trũng, khó thoát nước.

Vùng trồng thích hợp có thể từ cao nguyên Trung bộ từ Bảo Lộc ra Bắc.

+ Vệ sinh đồng ruộng: Chặt bỏ các cây có múi bị bệnh virus hoặc tương tự virus ở vùng xung quanh.

Giải phóng đất sớm trước khi trồng. Nếu là đất chu kì 2 nên trồng 2-3 vụ cây họ đậu để cải tạo đất.

+ Tạo cách ly không gian với các vùng xung quanh để tránh các vectors lây nhiễm bệnh: Trồng hàng cây chắn gió, tốt nhất nên trồng bạch đàn, keo tai tượng, cao su... Hàng cây chắn gió có thể ngăn được một số loài sâu bệnh hại, vectors truyền bệnh và ngăn cản được những đợt gió mạnh và nóng đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung bộ... làm giảm nhiệt độ và giảm thoát nước bề mặt khi gặp gió Tây Nam.

+ Thiết kế lô, thửa, xây dựng hệ thống chống xói mòn, hệ thống tưới và thoát nước.

+ Chọn cây ngắn ngày trồng xem thích hợp, nhất là cây họ đậu.

2. Thời vụ trồng: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.

3. Mật độ: Mật độ trồng nên 4 x 5 m.

4. Kỹ thuật trồng

+ Đào hố và chuẩn bị phân bón: Ở các vùng núi và trung du, hố trồng cam có kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước. Các vùng đồng bằng có mực nước ngầm thấp nên lên luống cao, tránh úng nước.

Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 - 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.

+ Chăm sóc

Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.

Bón phân: Bón phân nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), các nguyên tố vi lượng (Bo, Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học. Cách bón: Đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước.


Tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II…

Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo).

Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.

Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước 2-3 lần nếu trời không mưa để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.

Chống tái nhiễm bệnh: Thường xuyên thăm vườn, cắt cành hoặc chặt bỏ cành, cây có triệu chứng bệnh greening và các bệnh virus khác.

Phun thuốc trừ sâu nội hấp khi phát hiện rầy chổng cánh (Diaphorina citri) môi giới truyền bệnh greening và rệp aphid môi giới truyền bệnh Tristeza (chú ý các đợt lộc).
Phòng trừ tổng hợp các loại sâu bệnh: Trong vườn cây có múi nhiều loại sâu bệnh khác như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, nhện, bệnh loét, bệnh chảy gôm… Các loại sâu bệnh này chỉ có thể phòng trừ có hiệu quả bằng việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG , VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Kĩ thuật trồng chanh đào








Kĩ thuật trồng chanh đào


I Trồng cây và chăm sóc
*Thời vụ trồng

Thời vụ trồng chính là vào mùa Xuân hè; có nơi người dân trồng vào đầu mùa mưa . 

*Phương thức và mật độ trồng

- Chanh Đào có thể trồng xen canh với khoảng cách tối thiểu 5x5m
- Trồng hoặc trồng thâm canh với khoảng cách tối thiểu 4x4m.

* Phân bón

- Khi cây còn tơ năm 1, có thể dùng phân Hữu cơ Sinh học HUMIX (chuyên cho
cây có múi) bón hai lần/năm, mỗi lần từ 1,5-2kg/cây. - Khi cây Chanh ở vào thời kỳ kinh doanh (đã cho trái ổn định) có thể sử dụng 2 - 3kg phân HUMIX cho mỗi cây một lần, bón từ 3-4 lần vào các thời điểm: Trước khi trổ
hoa, sau khi đậu trái và thời kỳ nuôi trái phát riển. - Nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, sinh học để bón cho Chanh Đào.

* Xử lý ra hoa

Cây Chanh thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn, vì vậy, khi cây
thiếu nước trong một hời gian (nhất là mùa nắng) rồi tưới thì cây có khuynh hướng ra
hoa. Do đó, có thể tạo sự khô hạn cho cây Chanh ra hoa đồng loạt bằng biện pháp bà
con hay gọi là “ xiết nước” giúp cho cây ra hoa đồng loạt. * Neo trái
Khi đến mùa thu hoạch, nhưng giá cả thấp thì có thể neo trái trên cây bằng cách
dùng các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin,
giberelin…phun lên cây. Biện pháp này có thể neo trái được 15 -30 ngày.

* Tỉa cành và tạo tán

- Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50 -60cm thì bấm bỏ phần
ngọn, mục đích để các mầm ngủ phát riển, sau đó chỉ chọn 3-5 cành phát riển theo các
hướng đồng đều. Từ cành này sẽ hình thành các cành cấp 2, cấp 3…cây sẽ có bộ tán
tròn, đều và cân đối, khi vào thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng suất cao, thuận lợi trong
chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cũng như thu hoạch. 

 Tỉa cành: Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã
mang quả (thường rất ngắn, khoảng 10-15cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành
nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau, đồng thời
cũng cần loại bỏ những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc
cạnh tranh dinh dưỡng với quả.


2. Phòng trừ sâu, bệnh hại 

- Sâu vẽ bùa: Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/100 - 1,5/100
phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm). 

- Sâu đục thân, đục cành: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần bắt sâu trưởng
thành (Xén tóc), Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu
non, Sau thu hoạch (tháng 1 - 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng, Bơm các loại
thuốc xông hơi như Ofatox 40 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau
đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu. - Nhện đỏ - Nhện trắng: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2%
(10- 20 ml thuốc/10l nước), thuốc Methamidophos 60 dạng nước pha nồng độ 1- 2%
hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/100 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã
bị phá hại phải phun liên tục 5 - 7 ngày/lần. 
- Bệnh grening (Bệnh gân xanh lá vàng): Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với
mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.

3. Thu hoạch

Cây Chanh Đào từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3-4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây,
tình trạng sinh trưởng…Tốt nhất n ên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau
cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ


QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG Chanh Đào, VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Kỹ Thuật Trồng Mít Thái

Kỹ Thuật Trồng Mít Thái






Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, múi mọng và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi.

1. Ưu điểm:
Mít Thái là cây cho quả sớm. Ở những vùng không có rét, mít Thái cho quả từ 8 – 12 tháng sau khi trồng; ở miền Bắc cây cho trái chậm hơn khoảng 3 – 4 tháng. Cây mọc khỏe, phát triển nhanh, lá to bóng, rất sai quả, quả nặng từ 6 – 12kg, cá biệt có quả tới 15kg. Cây ra quả quanh năm, trên cùng một cây có quả chín, có quả đang ra; múi mít thịt vàng đậm, ít xơ, giòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm mát. Cây trưởng thành có thể cho từ 100 – 150 quả/cây.
2.Tiêu chuẩn giống:
Không nên nhân giống bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Cây ghép có đường kính gốc ghép 1 – 1,5cm, cành ghép cao 20 – 30cm, khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng.
3. Thời vụ và mật độ:
Thời vụ trồng: Do đặc thù của cây mít rất khỏe nên có thể trồng quanh năm. Về mùa rét, khô hanh thường xuyên phải tưới ẩm khi cây mới trồng.
Mật độ và khoảng cách: Do mít Thái Changai cho quả sớm nên có thể trồng ở mật độ dày 3,5m x 3,5m hoặc 4m x 4m. Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7 – 8m một cây. Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu. Trước khi trồng phải đào hố, bón lót. Đất xấu thì đào hố rộng 0,8 – 1m; bón lót 25 – 35kg phân chuồng hoai mục; 300 – 500g lân và 1kg vôi bột. Đất tốt thì đào hố rộng 0,7 – 0,8m; sâu 0,6 – 0,7m; bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai mục; 200 – 300gam lân và 0,5kg vôi bột. Chú ý, phải trộn đều phân các loại cùng đất lấp đầy miệng hố trước khi trồng 7 ngày.
4. Trồng và chăm sóc:
Dùng cuốc moi đất giữa hố, bóc vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng bằng mặt hố, lấp đất đầy và nén chặt xung quanh, không làm vỡ bầu, đứt rễ; cắm hai cọc chéo buộc giữa cây, dùng rơm rạ, cỏ khô phủ gốc và tưới đẫm nước.
Bón phân: Đối với cây một năm tuổi, mỗi tháng bón phân một lần bằng nước phân chuồng hoai pha tỷ lệ 1: 3 – 5 (3 – 5 phần nước), tưới 10 – 15 lít/cây hoặc đạm Ure 1% để tưới. Cây 2 – 3 năm tuổi, bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 – 1kg lân; 0,3 – 0,5kg kali. Cây từ 4 năm tuổi trở lên bón tăng lượng phân. Cách bón: Xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Bón càng nhiều phân chuồng hoai thì mít Thái Changai càng sai và chất lượng quả càng ngon.

5. Tỉa cành, tỉa quả:
Tỉa cành tăm, cành sâu bệnh để cây thông thoáng. Tỉa bới quả xấu, quả sâu bệnh, quả nhỏ và cả những quả bình thường cho mật độ quả phù hợp với từng cây.

6. Phòng trừ sâu bệnh: 

Sâu hại chính: Ngoài các loại rệp sáp, rầy mền, ruồi đục quả, sâu đục thân, ở mít thái siêu sớm có sâu đục quả, ấu trùng đục lỗ tiếp giáp giữa quả với nhau. Phun các loại thuốc: Trêbon, Shespa 25EC…, nếu có điều kiện thì bao quả.

Bệnh hại: Bệnh nấm hồng trên thân cành phun booc đô. Bệnh thối hoa và thối mền trên quả do nấm, phun Daconit 500EC 0,3%. Bệnh đỏ phun thuốc diệt nhện đỏ hoặc thuốc trừ sâu vi sinh tổng hợp.

7. Thu hoạch:
Thu quả chín khi đã thơm, từ 90 – 120 ngày sau khi trổ hoa. Mít Thái Changai tự chín ở nhiệt độ bình thường, quả mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 – 13 độ C. Bình thường để được 7 – 10 ngày.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG , VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Kỹ Thuật Bao Trái Xoài

 Kỹ Thuật Bao Trái Xoài






Xoài - Mangifera indica L. là cây ăn trái có thế mạnh thứ hai sau cây lúa, đặc biệt, xoài Cát Hòa Lộc và Cát Chu là 2 giống xoài đặc sản có giá trị kinh tế cao .
Trước đây, theo phương pháp quảng canh, xoài chỉ ra hoa theo mùa; thời điểm thu hoạch rộ vào mùa thuận từ tháng 3-6 dương lịch giá rất rẻ; ngược lại, vào mùa nghịch thu hoạch từ tháng 7-2 dương lịch năm sau, giá bán rất cao. Từ đó, với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, người làm vườn đã thành công trong sản xuất xoài mùa nghịch nhằm thu được lợi nhuận cao và hệ quả là nhiều loại dịch hại nghiêm trọng có nguy cơ bùng phát mạnh như: bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides), bệnh xì mủ trái (Pseudomonas mangiferae), sâu đục hột, rệp sáp, ruồi đục quả gây tổn thất từ 30-70 % năng suất, chất lượng xoài; trong đó, có tổn thất do bệnh hại tấn công sau thu hoạch. Mặt khác, việc thâm canh cao độ trong quá trình sản xuất xoài đã làm số lần sử dụng thuốc BVTV tăng lên nhiều lần, dẫn đến chi phí sản xuất gia tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Đặc biệt, trong những đối tượng gây hại này, ruồi đục quả và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là đối tượng kiểm dịch gay gắt ở một số quốc gia có tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cao như: Mỹ, Úc, Nhật, Newzealand. Trên thế giới, song song với biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, những nghiên cứu và ứng dụng về kỹ thuật bao trái nhằm hạn chế sâu bệnh trên những vườn xoài trồng bằng gốc tháp đã được biết ở Philippines từ thập niên 70 bởi Bondad (1977). Ở Việt Nam, những nghiên cứu và ứng dụng về kỹ thuật bao trái bằng các loại bao giấy thô sơ, thông thường được nghiên cứu bởi Trường Đại Học Cần Thơ, Viện Cây ăn quả miền Nam từ năm 1997. Tuy nhiên, vấn đề tìm loại bao trái có chất liệu thích hợp với điều kiện thời tiết, tập quán canh tác, giá cả hợp lý đối với người sản xuất là vấn đề bức xúc đối với sản xuất và tiêu thụ xoài trong thời gian qua.

Trên địa bàn huyện Cao Lãnh, kỹ thuật bao trái được áp dụng trên diện tích nhỏ từ năm 1997. Tuy nhiên, phải đến năm 2000, từ các chương trình khuyến nông của huyên, tỉnh và sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật (Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam) thì vật liệu bao trái chuyên dùng nhập nội từ Đài Loan trên xoài mới được bắt đầu sử dụng đầu tiên ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nói riêng và trên cả nước nói chung.

Từ đó đến nay, kỹ thuật bao trái với vật liệu chuyên dùng nhập từ Đài Loan được sử dụng rộng rãi và tăng dần với nhu cầu từ 3 đến 4 triệu bao trái cho mỗi năm. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, trong năm 2009, ngành Nông Nghiệp huyện đã hỗ trợ kinh phí cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thái Huỳnh nhập thiết bị và nguyên vật liệu bao trái từ Đài Loan đồng thời đưa vào hoạt động để sản xuất bao trái tại chỗ cung ứng cho các nhà vườn trong và ngoài tỉnh.

- Tính mới, tính sáng tạo:

- Kỹ thuật bao trái với chất liệu đặc biệt nhập nội từ Đài Loan như: không thấm nước, có khả năng cho ánh sáng xuyên qua và duy trì màu sắc trái như trong điều kiện sản xuất bình thường.

- Có thể tái sử dụng qua 2 mùa vụ, dễ phân hủy trong môi trường ở điều kiện bình thường; dễ áp dụng và kết hợp với tỉa trái và xử lý thuốc BVTV trước khi bao trái góp phần tăng năng suất trái từ 40-55%, đặt nền tảng cho sản xuất xoài theo hướng GAP.

- Khả năng áp dụng:

Từ hiệu quả của kỹ thuật bao trái với vật liệu nhập nội từ Đài Loan, ngành Nông nghiệp và Ban điều hành dự án trái phát triển cây ăn trái của huyện đã đẩy nhanh việc nhân rộng mô hình, tuy bước đầu gặp không ít khó khăn, do nhiều hộ nông dân chưa áp dụng đúng kỹ thuật; đa số, vườn xoài trên địa bàn huyện trồng từ hột, có chiều cây cao khó áp dụng kỹ thuật bao trái. Tuy nhiên, với sự quyết tâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành Nông Nghiệp huyện đã áp dụng đồng bộ các giải pháp từ tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa mùa nghịch, phòng trị sâu bệnh hợp lý, áp dụng biện pháp bao trái đã cho thấy kỹ thuật này tỏ ra rất hiệu quả: như giảm được ít nhất từ 8-10 lần phun thuốc trừ sâu, bệnh/vụ, tỷ lệ trái loại 1 tăng lên do kết hợp bao trái, tỉa trái và phun thuốc trừ sâu, bệnh trước khi bao; năng suất trái từ 40-55%, đạt các tiêu chuẩn đánh giá về cảm quan cũng như chất lượng trái sau thu hoạch.

Song song đó, bệnh hại trên trái sau thu hoạch giảm từ 20-30% so với trái sản xuất trong điều kiện bình thường; tương đương với xử lý nước nóng và thuốc trừ nấm sau thu hoạch, góp phần kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch. Từ đó, nông dân đã áp dụng ngày càng rộng rãi kỹ thuật bao trái trong thời gian qua. Ngoài ra, những vườn xoài trồng từ hột, chất lượng kém được cải tạo bằng phương pháp tháp mắt với chiều cao cây thích hợp kết hợp với thang bao trái, dụng cụ bao trái chuyên dùng đã làm kỹ thuật bao trái ngày càng hoàn thiện và dễ áp dụng đối với nhà vườn.

Hiện nay, các nhà vườn trong huyện đã sử dụng biện pháp bao trái xoài trên 70% diện tích sản xuất xoài góp phần tăng sản lượng và chất lượng trái sau thu hoạch. Đặc biệt, đối với xoài Cát Hòa Lộc trong mùa mưa hầu hết đều được bao trái.

Từ những hiệu quả trên cho thấy, số lượng bao trái sử dụng tăng dần qua từng năm, cụ thể, năm 2.000 lượng bao trái tiêu thụ từ 5000-10.000 bao/năm đến năm 2006 số lượng 500.000 cái/năm và hiện nay theo thống kê sơ bộ, lượng bao trái tiêu thụ trên địa bàn huyện khoảng 3 – 4 triệu bao trái/năm; trong đó, từ đầu năm đến nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Huỳnh cung cấp 1.500.000 bao trái cho người trồng xoài trong và ngoài huyện.

-  Lợi ích kinh tế – xã hội:

Lợi ích về kinh tế:


- Sử dụng bao trái chuyên dùng bằng vật liệu được sản xuất từ Đài Loan đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bao trái ngoài tránh được sự va chạm cơ học do gió gây ra, làm giảm sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn qua vết thương; do đó, hạn chế tối đa bệnh thán thư và xì mủ trên trái gây ra làm tăng năng suất từ 40 – 55% và tăng chất lượng trái xoài sau thu hoạch, màu sắc trái đẹp, bệnh trái sau thu hoạch giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản từ 3-5 ngày so với bình thường.

- Bao trái khi trái đã qua giai đọan rụng trái sinh lý (40 – 50 ngày tuổi) là hiệu quả nhất, trước khi bao trái phun thuốc trừ sâu, bệnh kết hợp với tỉa trái đã làm giảm được từ 8 -10 lần phun thuốc trong suốt vụ. Mỗi ha xoài lợi nhuận tăng 50.000.000 đồng so với phương pháp canh tác truyền thống. Với diện tích toàn huyện có 3.608 ha , nếu ứng dụng kỹ thuật bao trái thì lợi nhuận tăng thêm ước tính khoảng 200 tỷ đồng.

Lợi ích xã hội:

- Lượng thuốc trừ sâu bệnh giảm đi từ 5-10 kg/ha góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật an toàn đối với sức khỏe của cộng đồng.
- Tạo tiền đề cho sản xuất xoài theo hướng Global GAP và xuất khẩu cho các thị trường có tiêu chuẩn khắt khe trong tương lai.
 QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNGVUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Kỹ Thuật Chọn Giống Và Trồng Xoài

Kỹ Thuật Chọn Giống Và Trồng Xoài






Xoài là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến, cây dễ trồng nhưng muốn đạt hiệu quả cao, chúng ta nên tuân thủ một số phương pháp kỹ thuật trong chọn giống, trồng và chăm sóc.
Hiện nay, trên thị trường có khoảng 50 giống xoài các loại, có một số giống nhập từ nước ngoài về cho năng suất cao và chất lượng ngon. Tuy nhiên những giống xoài được người tiêu dùng ưa thích là: cát Hòa Lộc, Cát Chu, Thái Lan, ĐT-X15…

1/ Chọn giống

- Xoài cát Hòa Lộc xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, có đặc tính trái to, trọng lượng 0,6-0,7kg/trái. Đây là giống xoài ngon có tiếng, cơm dày, thịt vàng, không có xơ, hạt nhỏ hương vị thơm ngon.

- Xoài Cát Chu có 2 loại, Chu Đen và Chu Trắng. Đây là giống xoài được xếp thứ 2 sau xoài cát Hòa Lộc. Đặc điểm của giống xoài này là trọng lượng trái khoảng 0,4-0,5kg/trái, cơm dày, hạt nhỏ, không xơ và ngọt.

- Xoài Thái Lan được nhập về  từ vài năm nay, trái giống xoài Thanh Ca nhưng tròn hơn và vỏ dày xanh đậm hơn. Trọng lượng trung bình của trái 0,3- 0,35 kg/trái. Trái ăn có vị ngọt.

- Xoài ĐT-15, đây là giống xoài xanh của Thái Lan có chất lượng ngon đang được thị trường ưa chuộng. Tỷ lệ đậu trái cao, cây 5 tuổi cho năng suất từ 60-70kg/cây. Trọng lượng trung bình của trái 0,35-0,4kg/trái. Trái tròn dài, hơi cong ở phía đuôi, vỏ xanh đậm có thể ăn xanh, chín đều rất ngon.

- Khi trồng nên chọn giống ghép, cây phải khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống. Vị trí ghép cách gốc từ 15-20cm, chiều cao cây 50-70cm tính từ mặt bầu lên.

2/ Thiết kế vườn trồng

- Vườn trồng phải thoát nước tốt trong mùa mưa.

- Vườn làm chống xói mòn để đảm bảo độ phì cho đất.

- Vườn phải thông thoáng, hạn chế sâu bệnh gây hại cho cây.

- Tùy theo địa hình nên bố trí mương thoát nước cho phù hợp. Mương thoát nước phụ rộng 0,3-0,4m, sâu 0,3-0,4m. Mương chính rộng 0,5-0,8m và sâu 0,5-0,7m.

3/ Thời vụ và cách trồng

- Trồng xoài vào đầu mùa mưa, từ tháng 5-7 để có đủ nước tưới trong giai đoạn đầu.

- Đào hố kích thước khoảng 60x60x60 cm, mỗi hố trộn 30-50 kg phân hữu cơ đã hoai mục và 0,5kg vôi bột, 0,5kg lân và 1 muỗng cà phê phèn xanh vào lớp đất mặt. Cho tất cả các hỗn hợp này xuống hố để từ 20-30 ngày mới trồng. Khi trồng trộn thêm khoảng 2kg phân hữu cơ vi sinh/gốc.

- Khoảng cách trồng tùy vào độ màu mỡ của đất, nhưng mật độ thường là 6x6m hay 8-9m/cây. Có thể trồng theo hình vuông. Nếu trồng xoài ĐT-15 mật độ 3x3m/cây song phải tạo tán thường xuyên. Tuy nhiên, ở những vùng cao nên trồng thưa để cây có tán lớn, tuổi thọ cao.

4/ Bón phân


- Giai đoạn cây tơ bón 100-150 gram phân NPK 20-20-15+TE/gốc/lần. cây con năm đầu tiên nên pha phân vào nước tưới 2 tháng/lần.

- Giai đoạn cây lớn, khi cây cho trái gia tăng lượng phân bón sau khi thu hoạch để cây đủ sức nuôi trái năm sau.

- Trên đất màu mỡ không nên bón nhiều phân ure cho cây.

- Ở một số loại xoài bón nhiều phân ure, Kali trái bị nứt, có vị chát. Gặp trường hợp này bón thêm vôi, CaSO4.

- Cắt tỉa cành bị sâu bệnh và cành vượt tránh lây lan dịch bệnh.

5/ Tỉa cành, tạo tán

- Xoài là cây ra hoa đậu trái ở đầu cành, tạo tán tròn đều nhận ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái. Khi cây có chiều cao 1m cắt tỉa cành chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8m, cây phát triển 5-7 cành mới cắt chỉ để 3 cành khung tỏa đều 3 hướng làm cành cấp I. Khi cành cấp I dài 0,5-0,8m tỉa tiếp và chỉ để lại 3 cành làm cấp II và từ cành cấp 2 chỉ tỉa để lại 3 cành cấp III. Sau đó ngưng tỉa để cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc và tán sẽ phát triển theo dạng tròn.
- Hàng năm sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối, để cây thông thoáng. Việc tỉa cành nên làm ngay sau khi thu hoạch trái để dễ dàng xử lý cây ra hoa.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Cây chanh đào cho thu nhập 450 triệu mỗi năm ở Hà Nội







Cây chanh đào cho thu nhập 450 triệu mỗi năm ở Hà Nội


(Dân trí) - Theo ước tính của ông Đảo, với hơn 8 sào chanh đào, khả năng năm nay, gia đình ông sẽ thu hoạch khoảng 15 tấn cho thu nhập nhập từ 400 đến 450 triệu đồng.



Hơn 300 gốc chanh đào của ông Nguyễn Gia Đảo xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đang bắt đầu vào vụ thu hoạch. Từ đầu tháng 8 đến nay, bình quân mỗi ngày ông bán được trên dưới 1 tạ quả, với giá 40.000 đồng/kg. Theo ước tính của ông Đảo, so với năm ngoái, năm nay chanh đào không sai quả, nhưng cây đang đúng thời gian sinh trưởng nên trái to và đẹp hơn. “Với hơn 8 sào chanh đào, khả năng năm nay sẽ thu hoạch khoảng 15 tấn cho thu nhập nhập từ 400 đến 450 triệu đồng".
Tham khaỏ cây giống chanh đào Tại Đây

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG , VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 
WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG

Kategori

Kategori