Cây sấu công trình

15000 Vnđ







Đặc điểm: Với đặc điểm của cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ Cây sấu được ươm từ hạt cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định Cây Trám được ươm từ hạt cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao Cây sấu bóng mát có tốc độ phát triển nhanh, chỉ khoảng 3 đến 4 năm đã có chiều cao 4m Cây sấu giống có chiều cao từ 30-45cm
Hãng sản xuất : Trại Giống ĐH NN Hà Nội
Địa điểm bán : Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Sấu là loài cây thân gỗ lớn cao 25 -30m đường kính ngang ngực đạt từ 80 – 100cm, gốc có bạnh vè sần sùi, vỏ màu xám đen bong mảng lớn, cành non phủ lông màu nâu, lưng hoặc nách lá phủ lông màu vàng nâu. Lá kép lông chim một lần lẻ, lá chét mọc cách, mặt trên xanh và bóng, có vị chua thanh, cây thường xanh .




Cây sấu công trình được trồng làm bóng mát ở các khu đô thị, dân cư, cơ quan. Sấu công trình trồng lấy bóng mát là chủ yếu cây có thể ra quả sớm hoặc chậm.
VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Cây Chanh Ta | Cây Chanh Hạt

7000 Vnđ






Đặc Tính Cây Chanh ta 
Chanh hay còn gọi là chanh ta (Citrus aurantifolia) để phân biệt với chanh tây, là một loài thực vật thuộc chi Cam chanh với quả hình cầu, đường kính từ 2,5 cm - 5 cm (1–2 inch), khi chín có màu vàng rực rất đẹp (nhưng thường được khai thác khi quả còn xanh). Quả chanh ta có kích thước nhỏ hơn, nhiều hạt hơn, hàm lượng axít cao hơn, mùi vị nồng hơn và vỏ mỏng hơn so với loại chanh không hạt (Citrus x latifolia). Chanh ta được ưa chuộng vì mùi vị đặc trưng của nó so với các loại chanh khác - cụ thể là vị chua và đắng nồng hơn - và thường được dùng làm mứt cao cấp


Tác dụng của Chanh 

 Ngoài tác dụng giải khát, quả chanh còn là các vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Theo Đông y quả chanh vị chua ngọt, tính bình, vào vị. Lá chanh vị cay ngọt, tính ôn. Rễ có vị đắng, tính ôn. Quả chanh có tác dụng sinh tân chỉ khát trừ thấp an thai. Dùng trong các trường hợp thử nhiệt phiền khát (cảm nắng, mất nước, khát nước, vật vã kích động); ăn kém, nhiễm độc thai nghén nôn ói, tăng huyết áp.

 Lá chanh có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, lý khí, khai vị.

Rễ có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống.

Chanh được dùng làm thuốc trong những trường hợp Cảm cúm, nhức đầu: Lá chanh 50g, lá bưởi 50g, hương nhu 50g, cúc tần 50g, lá tre 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Nấu nước xông cho ra mồ hôi.

Chữa mụn rò lâu ngày có mủ: Lá chanh 10g, lá bưởi bung hay lá gai tầm xoọng 10g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên chỗ có mụn. Chữa ho: Rễ chanh 10g, vỏ rễ dâu hay tầm gửi 10g, lá trắc bá 8g. Thái nhỏ, sao vàng, sắc lấy 100 ml, chia uống 2 lần trong ngày.

 Chữa ho gà: Rễ chanh 12g, lá chua me đất 12g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5 hạt, phèn phi 2g. Sắc, gạn lấy nước, cho thêm đường, chia uống hai lần trong ngày.

Những món ăn - bài thuốc có chanh Nước chanh: Chống nắng, chống nóng, giải khát: vắt nước, thêm nước sôi nguội uống, có thể thêm đường, muối. Chanh ướp muối đường: Chanh tươi, bóc bỏ vỏ, bỏ hột, thái lát, thêm chút muối đường. Ngậm ít một. Dùng cho các trường hợp lợm giọng, buồn nôn, nôn ói, nóng rát vùng thượng vị. Chanh ướp muối: Chanh bóc vỏ, bỏ hạt, thái lát, ướp muối khoảng 12 tiếng. Ăn hay ngậm. Dùng cho các trường hợp sốt nóng viêm họng viêm thanh phế quản, đờm đặc, ho khan, khản giọng. Gà ướp chanh quay: Gà con 1 con, chanh 80g. Gà làm sạch, chặt miếng, chanh vắt lấy nước. Ướp gà với nước chanh, đường trắng, dầu vừng, muối ăn để trong 20 phút. Cho vào chảo, đun to lửa, đảo đều cho chín tái, đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho các trường hợp ho khan do viêm khí phế quản, ăn kém, đầy bụng, chậm tiêu. Vịt hầm nước chanh: Thịt vịt 240g, dứa tươi 150g, trứng gà 45g, nước chanh 90g. Thịt vịt chặt thành miếng, dứa cắt lát, trứng gà đập bỏ vỏ trộn với bột mì. Trộn thịt vịt với nước chanh, sau đó tẩm bột rán, cho lên chảo chiên nhỏ lửa cho chín phồng, tiếp tục cho gia vị, dấm, dầu thực vật, xào lại; cho dứa thái lát vào đun đảo đến chín dứa là được. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, kích ứng, sốt nóng, khát nước, môi họng khô (âm hư dương cang huyễn vững phiền khát). Kiêng kỵ: Người loét dạ dày tá tràng chưa ổn định, người đa toan không dùng.

II Cây Chanh Giống

Cây Cao 40 -50 cm. Cây trồng hạt. khỏe mạnh không sâu bệnh



  QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG , VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Cây Mác Mật | Cây móc mật

15000 Vnđ






I Đặc tính sinh học và hàm lượng dinh dưỡng trong cây mắc mật


Tên thường gọi:   Mắc mật hay móc mật, còn gọi là hồng bì núi hay củ khỉ, dương tùng

Tên khoa học:    Clausena indica

Mác mật thuộc loại cây gỗ nhỏ, cao l-7m, cành non có màu xanh nhạt, có lông rải rác về sau nhẵn, vỏ thân màu xám đen, có những nốt sần. Vỏ thân, cành, lá, hoa, quả có tinh dầu thơm. Lá kép lông chim mọc cánh, dài 10-30cm, chóp lá nhọn, gốc lá lệch, tù hay nhọn, mép lá gần như nguyên hay có khía răng nhỏ.
 Quả hình cầu, đường kính 9-13mm, có các điểm tuyến, khi chín có màu trắng nhờ đến trắng trong.

Hạt 1-2 mm, màu xanh nhạt. . .

Về sinh trưởng: Mác mật ra 2 đợt lộc trong năm là lộc xuân và lộc hè thu. Với độ cao phân cành 56-80cm là phù hợp đối với cây thu hái quả, đặc biệt là quả mọng nước.

Cây giống mác mật có chiều cao 15- 20 cm, cây giống khỏe không sâu bệnh

Cây đạt chiều cao và hình dạng bộ khung tán ổn định có hình mâm xôi hoặc hình bát úp vào giai đoạn từ 16- 20 năm tuổi sau trồng. Về phát triển: Mác mật ra hoa tháng 4-5, quả chín vào tháng 6-7. Quả còn non có màu xanh đậm, hình cầu, trên vỏ có túi tinh dầu, khi chín vỏ quả màu vàng nhạt, nhẵn bóng, trong.

 Người ta thường sử dụng quả và lá mắc mật để ăn, làm gia vị như một loại quả đặc sản vì có mùi thơm đặc biệt

 Cây mắc mật là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3 m đến 7 m, thường mọc trên núi đá vôi. Cây ra hoa tháng 3 đến tháng 6, đậu quả vào tháng 7 đến tháng 9.

Quả và lá non dùng làm gia vị, lá và rễ được dùng trong đông y, ngoài ra lá cây cũng được dùng để cất tinh dầu. Quả mắc mật có thể ăn tươi có thể rửa sạch quả cho vào lọ và ngâm với muối, ớt, hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn; lá mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng trong các món thịt lợn quay, thịt lợn kho, khau nhục, vịt quay…, có mùi thơm ngon đặc biệt.

 Ngoài chức năng dùng làm gia vị để chế biến một số món ăn, lá cây mác mật còn có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa; tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, làm giảm đau.

 Lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi cao hơn quả và hạt, quả mắc mật giàu hàm lượng vitamin C.


II Thành phần hoá học 


Hàm lương tinh dầu: Tập trung chủ yếu ở lá, vỏ quả, hạt, cành, cuống lá, cuống quả. Bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất là vỏ quả chứa 5,55%. Sau vỏ quả là lá chứa 2,71%. Hạt chứa 1,47%.

Thành phần hoá học của tinh dầu: Trong tinh dầu lá mác mật có 11 thành phần chất, trong đó, có 2 thành phần chính là myristicin (40,37-56,04%) và P-cymen-8-ol (18,58-22.45%). Trong tinh dầu của vỏ quả có 9 thành phần chất, trong đó chủ yếu là beta-myrcen (70%).

 Thành phần hoá học của tinh dầu lá và vỏ quả có sự khác nhau cơ bản về hàm lượng một số thành phần chính nên mùi thơm của quả khác với mùi thơm của lá. Từ thành phần hoá học trong lá và vỏ quả có thể sử dụng làm thuốc giảm đau có nguồn gốc thiên nhiên.

Thành phần dinh dưỡng: Trong lá và quả có hàm lượng các nguyên tố vi lượng và đa lượng khá cao. Trong đó, lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi cao hơn quả và hạt. Quả mác mật rất giàu hàm lượng vitamin C. Ngoài cung cấp các nguyên tố vi lượng, đa lượng và vitamin C cho cơ thể, người dân còn dừng cây mác mật để làm thuốc chữa cảm sốt, phong thấp, lá nấu nước gội đầu làm sạch gầu.



  QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG  VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946



ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Kategori

Kategori