Bệnh mốc thối quả trên cây nhãn, vải và phòng trừ







I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật sản xuất nhãn thời kỳ mang quả tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

1.2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.



II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Tưới nước và làm cỏ
- Tưới đủ ẩm vào các thời kỳ chuẩn bị ra hoa, nở hoa và quả phát triển. Từ  tháng 11 đến khi xuất hiện hoa, chỉ tưới nước khi đất quá khô. 
- Làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh gây hại.
2.2. Bón phân cho nhãn
* Liều lượng phân bón tính theo tuổi cây
Lượng phân bón cho nhãn ở thời kỳ mang quả
Loại phân Lượng phân bón theo tuổi cây (kg/năm)
Loại phânLượng phân bón theo tuổi cây (kg/năm)
Cây 4 - 6 tuổiCây 7 – 10 tuổiCây trên 10 tuổi
Phân vi sinh
Đạm urê
Supe lân
Kaliclorua
1,5 - 2,0
0,5 - 0,7
1,0 - 1,5
0,5 - 0,7
2,0 - 3,0
1,0 - 1,2
2,0 - 2,5
1,0 - 1,2
3,0 - 4,0
1,5 - 1,7
3,0 - 3,5
1,5 - 1,7




* Thời kỳ bón: Toàn bộ lượng phân bón được chia làm 3 lần bón trong năm.
- Lần 1: Bón thúc hoa vào cuối tháng 2 - đầu tháng 3. Bón 30% phân đạm, 20% kali và 10 - 20% phân lân.
- Lần 2: Bón thúc quả vào tháng 4 - 5. Bón 40% phân đạm và 40% phân kali. 
- Lần 3: Bón sau thu hoạch quả vào cuối tháng 8 - tháng 9. Bón toàn bộ lượng phân vi sinh, 80 – 90% phân lân và lượng phân đạm, kali còn lại.
* Cách bón: 
- Đất ẩm, rải phân theo hình chiếu tán cách gốc 50 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân.
- Khi trời khô hạn, hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu tán, xới nhẹ đất và tưới giữ ẩm.
2.3. Cắt tỉa: 
+ Mục đích: Hạn chế sự cạnh tranh về dinh dưỡng cũng như hạn chế sự gây hại của các loại dịch hại đặc biệt là bệnh mốc sương.
+ Nguyên tắc cắt tỉa: Cắt đúng cách để tạo cho cây thông thoáng và ánh sáng có thể lọt vào trong tán cây.
+ Phương pháp cắt tỉa:
Sau khi thu hoặch cắt tỉa toàn bộ những cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất, cành quá dày. Ngoài ra, trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây nhãn cần phải thường xuyên cắt tỉa những cành vô hiệu cho cây. 
Sau khi cắt tỉa thu gom các cành đã bỏ ra khỏi vườn nhãn để tiêu hủy. 
2.4. Phòng trừ bệnh mốc sương hại nhãn
+ Tác nhân gây bệnh: Nấm Phythopthora sp.
+ Triệu chứng bệnh
Bệnh ban đầu là các vết đốm đen nhỏ, lan nhanh bao quanh cả cuống hoa và quả, sau đó hoa và quả bị rụng. Trời nắng cuống hoa bị khô, tóp lại, trời ẩm cuống hoa bị thối, dễ gẫy. Thời kỳ trước thu hoạch trên quả ban đầu xuất hiện các đốm thấm nước, sau chuyển mầu thâm đen và cuối cùng xuất hiện lớp sợi nấm mầu trắng phủ từng phần hay cả quả nhãn.
+ Đặc điểm phát sinh và gây hại của bệnh 
Bệnh gây hại từ thời kỳ ra hoa, đậu quả đến khi thu hoạch, nhưng nguy hiểm hơn cả là thời kỳ ra hoa kết quả (tháng 2, 3, 4). Trời âm u, ẩm độ cao, mưa phùn thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại. Bệnh có thể gây rụng hoa, rụng quả hàng loạt. Từ tháng 5 - 9 thời tiết nắng nóng không thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển nên bệnh ít gây hại, tuy nhiên bệnh vẫn tiếp tục gây hại trong thời kỳ thu hoạch gây khó khăn cho việc bảo quản và vận chuyển.
+ Biện pháp phòng trừ
+ Chọn cây giống nhãn khỏe mạnh không bị sâu bệnh, nhãn chuẩn giống, tốt nhất là giống  nhãn miền thiết hưng yên hoặc nhãn muộn Đại Thành Hà Tây
Sau khi thu hoạch quả, tiến hành cắt tỉa cành rồi phun thuốc Boócđô 1% hoặc Oxyclorua đồng 1%. Trước khi hoa nở phun phòng 2 lần: lần 1 trước khi nở hoa 1-5 ngày, lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày, phun thuốc Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,2% (không nên phun vào thời kỳ hoa nở).
 

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG , VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 
WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG