Kĩ thuật trồng chanh đào








Kĩ thuật trồng chanh đào


I Trồng cây và chăm sóc
*Thời vụ trồng

Thời vụ trồng chính là vào mùa Xuân hè; có nơi người dân trồng vào đầu mùa mưa . 

*Phương thức và mật độ trồng

- Chanh Đào có thể trồng xen canh với khoảng cách tối thiểu 5x5m
- Trồng hoặc trồng thâm canh với khoảng cách tối thiểu 4x4m.

* Phân bón

- Khi cây còn tơ năm 1, có thể dùng phân Hữu cơ Sinh học HUMIX (chuyên cho
cây có múi) bón hai lần/năm, mỗi lần từ 1,5-2kg/cây. - Khi cây Chanh ở vào thời kỳ kinh doanh (đã cho trái ổn định) có thể sử dụng 2 - 3kg phân HUMIX cho mỗi cây một lần, bón từ 3-4 lần vào các thời điểm: Trước khi trổ
hoa, sau khi đậu trái và thời kỳ nuôi trái phát riển. - Nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, sinh học để bón cho Chanh Đào.

* Xử lý ra hoa

Cây Chanh thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn, vì vậy, khi cây
thiếu nước trong một hời gian (nhất là mùa nắng) rồi tưới thì cây có khuynh hướng ra
hoa. Do đó, có thể tạo sự khô hạn cho cây Chanh ra hoa đồng loạt bằng biện pháp bà
con hay gọi là “ xiết nước” giúp cho cây ra hoa đồng loạt. * Neo trái
Khi đến mùa thu hoạch, nhưng giá cả thấp thì có thể neo trái trên cây bằng cách
dùng các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin,
giberelin…phun lên cây. Biện pháp này có thể neo trái được 15 -30 ngày.

* Tỉa cành và tạo tán

- Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50 -60cm thì bấm bỏ phần
ngọn, mục đích để các mầm ngủ phát riển, sau đó chỉ chọn 3-5 cành phát riển theo các
hướng đồng đều. Từ cành này sẽ hình thành các cành cấp 2, cấp 3…cây sẽ có bộ tán
tròn, đều và cân đối, khi vào thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng suất cao, thuận lợi trong
chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cũng như thu hoạch. 

 Tỉa cành: Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã
mang quả (thường rất ngắn, khoảng 10-15cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành
nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau, đồng thời
cũng cần loại bỏ những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc
cạnh tranh dinh dưỡng với quả.


2. Phòng trừ sâu, bệnh hại 

- Sâu vẽ bùa: Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/100 - 1,5/100
phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm). 

- Sâu đục thân, đục cành: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần bắt sâu trưởng
thành (Xén tóc), Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu
non, Sau thu hoạch (tháng 1 - 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng, Bơm các loại
thuốc xông hơi như Ofatox 40 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau
đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu. - Nhện đỏ - Nhện trắng: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2%
(10- 20 ml thuốc/10l nước), thuốc Methamidophos 60 dạng nước pha nồng độ 1- 2%
hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/100 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã
bị phá hại phải phun liên tục 5 - 7 ngày/lần. 
- Bệnh grening (Bệnh gân xanh lá vàng): Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với
mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.

3. Thu hoạch

Cây Chanh Đào từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3-4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây,
tình trạng sinh trưởng…Tốt nhất n ên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau
cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ


QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG Chanh Đào, VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM