Cây Hồng Giòn | Giống Cây Hồng

20 000 VnĐ/Cây






I Đặc tính sinh học Cây Hồng Giòn

Hồng giòn hay hồng không chát, lớn gấp 4 lần quả hồng ngâm truyền thống, quả đào không lông, chín sớm hay xoài “khủng” từ Úc đã được trồng và có mặt trên thị trường Việt Nam chính là kết quả của mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Úc suốt mấy thập kỷ qua.

Quả hồng chứa 12 – 16% đường, chủ yếu là đường glucose và fructoze, lượng axít thấp 0,1%. Trong 100g thịt quả có chứa 0,16mg caroten, 16mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin PP, B1, B2 và các hợp chất hữu cơ…

Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô. Trong khi phơi khô chúng được phủ 1 lớp đường và lượng đường có thể tăng đến 60 – 62%. Quả hồng còn dùng để làm thuốc.

Theo GS. Vũ Văn Chuyên (1985), quả hồng ngâm rượu uống là một vị thuốc bổ để chống suy nhược. Tai quả phơi hoặc sấy khô gọi là “Thị đế” dùng chữa ho, nấc, đầy bụng. Khi làm mứt, đường tiết ra gọi là “Thị sương” có đường manit dùng chữa đau và khô cổ họng.
Nước ép từ quả hồng chưa chín phơi hay sấy khô gọi là “Thị tất” dùng chữa huyết áp cao.

 Đông y dùng quả hồng làm thuốc chữa tiêu chảy, ho, đái dầm.. Vỏ, rễ, thân cây hồng được dùng làm thuốc cầm máu.

 Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu. Quả hồng chín có tỷ lệ đường rất cao, khoảng 14-20%, các muối Fe, Ca, P; vitamin A, B, C... Đặc biệt, lượng tanin rất cao ở quả hồng còn xanh. Chất Shibuol chứa trong quả hồng là hỗn hợp của acid gallic và phloroglaciol, có tác dụng làm hạ huyết áp.

 Một vài phương thuốc chữa bệnh từ cây, quả hồng

 Làm thuốc bổ, chữa suy nhược, háo khát, ho có đờm: Quả hồng chín vừa hái trên cây, bỏ tai, gọt vỏ đem phơi nắng hay sấy khô, sau đó ép bẹp, ngâm vào rượu uống hằng ngày. Mỗi ngày uống 15-25 g.

 Làm thuốc bồi bổ cơ thể: Dùng quả hồng khô (tức mứt hồng) cho vào mật ong và váng sữa rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 5-10 phút. Để nguội, ăn hằng ngày 3-5 quả vào lúc đói.

 Chữa đái dầm: Lấy 10-15 cái tai hồng (thị đế) thái nhỏ, phơi khô sắc với 200 ml nước, còn lại 50 ml, uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

 Chữa nấc: Tai hồng sao vàng, tán bột, uống với rượu. Hoặc dùng tai hồng 100 g, đinh hương 8 g, gừng tươi 5 lát. Hợp lại sắc uống, chia làm nhiều lần trong ngày. Chữa lòi dom: Lấy quả hồng khô (mứt) đốt thành than, tán nhỏ uống với nước cơm hằng ngày, mỗi ngày 8 g.

 Chữa tiêu chảy: Quả hồng xanh giã nát, cho vào chút nước sôi để nguội, gạn lấy nước uống rất hiệu nghiệm.

 Chữa nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất: Tai hồng 7 cái, hột tiêu sọ 7 hạt, hoắc hương 4 g, sa nhân 4 g, gừng tươi 7 lát, hành 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả băm nhỏ, hột tiêu sọ nghiền nát, sắc uống trong ngày (nước sắc này còn dùng chữa ho, khó thở). Nếu không có tai hồng, có thể thay bằng cuống và quả hồng cũng được.

 Chữa huyết áp cao: Dùng quả hồng chưa chín ép lấy nước rồi phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, có kết quả rất tốt. Nước ép của quả hồng chưa chín đem sấy khô có tên gọi là thị tất, còn dùng để chữa sung huyết ở trĩ...

II Mua Cây Giống Hồng Giòn

 Giống cây hồng giòn đang được cung cấp tại Trại Giống ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
 Cây giống khỏe mạnh là cây ghép mắt có chiều cao từ 30- 50 cm. Đường kính thân 1 cm. Đường kính bầu 15cm

Quí vị có nhu cầu mua cây giống hồng giòn vui lòng liên hệ: 



Vui Lòng Liên Hệ

Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946 


ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 



Cây Chanh Leo | Giống Chanh Leo

10 000 Vnđ/cây






I Đặc tính sinh học câychanh leo

Chanh leo còn được gọi là chanh dây, mắc mát, mát mát, lạc tiên hoa tía là một loài dây leo sống lâu năm lớn nhanh với thân bò leo.
Chanh leo là một loài trong chi Lạc tiên (Passiflora), chanh leo có các hoa lớn với các nhụy và nhị hoa to.


Là một trong số các loài có thân cứng nhất trong chi Lạc tiên.

Tuy tên gọi có chữ "chanh", nhưng nó không có quan hệ họ hàng gì với các loài chanh trong chi Cam chanh (Citrus spp.)
Thân cây có thể trơn nhẵn hoặc có lông tơ; dài, bò leo và có nhiều tua cuốn. Các lá hình chân vịt 3 thùy mọc so le (mọc cách), kích thước 6–15 cm.

Chúng có 2 tuyến đặc trưng ở gốc của phiến lá trên cuống lá.
Các hoa 5 cánh màu trắng ánh tím tía. Chúng tạo ra một vành hoa màu trắng xen tía, một cấu trúc của các phần phụ giữa các cánh hoa và tràng hoa. Hoa được thụ phấn nhờ một số loài côn trùng như ong nghệ, còn tự nó là vô sinh.

Quả mọng nhiều cùi thịt hình ô van màu ánh vàng khi chín với kích thước cỡ quả trứng gà. Khi còn xanh nó có màu xanh lục. Ở loài chanh leo này, các chất nhầy màu vàng xung quanh các hạt của quả có vị ngọt và ăn được.


Tuy nhiên, nó có nhiều hạt và vì thế chủ yếu làm nguồn thức ăn cho động vật hoang dã. Giống như các loài lạc tiên khác, nó là nguồn thức ăn cho ấu trùng của một số loài bướm.



Tại một số khu vực, toàn bộ cây chanh leo tươi hay khô đã từng được sử dụng như là một loại thảo dược làm an thần và điều trị chứng mất ngủ. Lá và thân cây phơi khô, thái nhỏ thường được dùng ở châu Âu để trộn lẫn với lá chè để uống. Một loại kẹo cao su có tác dụng an thần cũng đã từng được sản xuất từ chanh leo.

Tại Việt Nam, người ta dùng quả chanh leo để làm một loại đồ uống giải khát trong mùa hè. Chanh leo mọc thành bụi rậm ở những khu vực bỏ hoang, các bãi chăn thả không được cắt cỏ, ven đường bộ và đường sắt.

Nó phát triển tốt trong các khu vực nhiều nắng.


Cây Giống Chanh Leo có nguồn gốc từ  Trại giống ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
Cây giống có đặc điểm : cây cao từ 15- 20 cm, cây trồng bằng hạt giống khỏe đời F1







Quí vị có nhu cầu mua chanh leo giống vui lòng liên hệ:


Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

II Mô hình trồng chanh leo đạt hiệu quả kinh tế 


Đối với vùng núi Hướng Hóa (Quảng Trị) có điều kiện về đất đai và tiểu vùng khí hậu đặc biệt rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển, nhất là các loại cây trồng ưa thích khí hậu mát mẻ. Cây chanh leo được trồng thử nghiệm ở xã Hướng Lộc đem lại hiệu quả kinh tế cao mở ra một hướng đi mới cho người nông dân nơi đây, nhất là đồng bào dân tộc ít người. Là một trong những xã nằm trong vùng đặc biệt khó khăn phía nam Hướng Hóa, xã Hướng Lộc được chương trình 135 đầu tư công trình thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp và khai hoang nhiều diện tích đất trồng trọt, giao thông đi lại cũng tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, do phần lớn là đồng bào dân tộc ít người trình độ sản xuất còn hạn chế nên từ trước đến nay, sản xuất nông nghiệp ở xã đạt hiệu quả thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi người dân đang loay hoay trên vùng đất đai rộng lớn nhưng không biết trồng cây gì thì mô hình trồng cây chanh leo của gia đình anh Nguyễn Văn Minh và chị Võ Thị Thu Hồng được mọi người quan tâm vì tính hiệu quả đem lại của nó. Sau nhiều năm trồng rừng kinh tế trên diện tích đất 25 ha đạt hiệu quả khá, nhưng chị Hồng và anh Minh vẫn không bằng lòng với nghề trồng rừng mà vẫn luôn ấp ủ tìm một giống cây mới đưa về trồng thử nghiệm trên vùng đất màu mỡ và khí hậu mát mẻ này để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Là người vùng đồng bằng lên miền núi lập nghiệp, có kinh nghiệm sản xuất lại có trình độ học vấn nên vợ chồng chị Hồng luôn vạch ra nhiều kế hoạch làm ăn bài bản. Sau khi khai thác xong rừng trồng, anh chị quyết định chuyển toàn bộ đất trồng rừng kinh tế của gia đình sang trồng cây chanh leo. Xuống giống từ đầu năm 2013, sau 6 tháng tích cực chăm sóc đúng kỹ thuật, đến tháng 8 vừa rồi, chỉ với lứa đầu thu bói, trang trại 25 ha chanh của chị Hồng đã thu hoạch hơn 100 tấn. Với giá bán tại vườn vào thời điểm đó từ 8-10 ngàn đồng/kg, gia đình chị Hồng thu được khoảng 1 tỷ đồng. Sau đó, gia đình chị lại tiếp tục thu hoạch các lứa chanh tiếp theo với năng suất cao hơn. Chị Hồng cho biết: “Đất ở Hướng Lộc khá tốt, thấy khí hậu vùng này mát mẻ và sau một thời gian tìm hiểu kỹ thuật trồng cây chanh leo và thị trường tiêu thụ sản phẩm, gia đình chúng tôi quyết định chuyển toàn bộ đất rừng đã thu hoạch sang trồng chanh leo. Sau 1 năm trồng đầu tiên, chúng tôi nhận thấy cây chanh leo rất dễ trồng, thời gian trồng ngắn, chỉ 6 tháng là cho thu hoạch. Mùa vụ thu hoạch chính là vào mùa hè nhưng quanh năm cũng có thu hoạch lai rai. Năng suất bình quân chanh leo từ 40- 60 tấn/ha/năm và cho thu nhập từ 250- 400 triệu/ha/năm”. Như vậy, với 25 ha chanh leo, năm 2013, gia đình chị Hồng thu hoạch hơn 1.000 tấn quả, trị giá khoảng 7- 9 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí gia đình chị có mức thu nhập không nhỏ. Trang trại trồng chanh của chị Hồng giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 50 lao động địa phương có thu nhập ổn định từ 3- 5 triệu đồng/người/tháng. Vào thời vụ thu hoạch rộ, chị thuê thêm lao động mùa vụ. Hiệu quả từ trồng cây chanh leo của gia đình chị Hồng đã mở ra cho vùng đất này một hướng canh tác mới, đồng bào nơi đây rất quan tâm tìm hiểu trang trại trồng chanh của chị. Ông Hồ Xuân Lợi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hướng Lộc cho biết: “Phần lớn đất của xã trước đây người dân trồng sắn nhưng hiệu quả thấp, bây giờ thấy trồng cây chanh leo hiệu quả cao như vậy đồng bào cũng muốn trồng lắm, sắp tới xã sẽ tạo mọi điều kiện cho đồng bào làm theo”. Huyện Hướng Hóa có lợi thế về đất đai và tiểu vùng khí hậu mát mẻ, nhiều loại cây trồng đã phát triển thành công trên vùng đất này và cho hiệu quả kinh tế cao như cây cà phê, sắn, chuối. Huyện cũng đã quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn và tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Vì thế việc thử nghiệm thành công mô hình cây chanh leo của trang trại anh Nguyễn Văn Minh và chị Võ Thị Thu Hồng gợi mở cho địa phương một hướng sản xuất mới. Ông Võ Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết: Huyện rất hy vọng vào sự phát triển bền vững của cây chanh leo này. Nếu sau vài vụ khẳng định được sự thích nghi về điều kiện đất đai và khí hậu vùng nam Hướng Hóa và giá cả chanh leo ổn định trên thị trường thì trên cơ sở quy hoạch sản xuất nông nghiệp và chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện sẽ khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích một số loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng chanh leo, nhất là ở xã Hướng Lộc và vùng đồng bào dân tộc ít người. Tuy nhiên, việc phát triển cây chanh leo cũng phải thực hiện theo từng bước hợp lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Không chỉ dừng lại ở việc trồng và cung ứng sản phẩm cho thị trường trong tỉnh, trong nước, chị Hồng còn có kế hoạch xuất khẩu chanh leo ra thị trường nước ngoài. Từ năm 2014, anh chị sẽ chuyển giao kỹ thuật trồng chanh leo cho đồng bào trong vùng, đồng thời hỗ trợ giống, phân bón để giúp đồng bào có thể phát triển được cây chanh leo có hiệu quả và bao tiêu sản phẩm cho họ, góp phần giúp đồng bào thoát nghèo nhanh và bền vững.
(nguồn st)

Cây chuối tây thái | Chuối tây thái cấy mô


chuối tây thái lan, chuối tây thái, tây thái, chuối thái 15 000 Vnđ/ cây






I Đặc điểm giống chuối tây thái

Đặc điểm:
Cây chuối tây giống có xuất xứ từ Thái lan cho ưu điểm nổi bật là thời gian cho thu hoạch dài từ 10-12 năm, không sâu bệnh và thối gốc
Cây chuối tây Thái Lan nuôi cấy mô cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định
Cây chuối tây nuôi cấy mô cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao
Cây chuối tây nuôi cấy mô giống có chiều cao từ 15-25cm Khoảng cách: Mật độ 70 cây / 1 sào Bắc Bộ hay 2.000 cây / 1ha Thu hoạch: Sau 16 tháng Năng suất: Một buồng cho 10-12 nải, khối lượng một buồng khoảng 25kg, một năm thu hoạch 40-45 tấn / ha
Nguồn cây: Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội


Quí vị và bà con có nhu cầu mua cây giống Chuối Tây Thái Cấy Mô xin vui lòng liên hệ:


Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946 


ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 



II Kĩ thuật trồng chuối tây 





 Kỹ thuật trồng chuối tây bằng cây con:

+ Chọn đất trồng: nên chọn đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước tốt, 3- 4 liền kề trước đó không trồng chuối các loại. Muốn cho chuối đạt năng suất cao thì đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp nhiều mùn, nhất là đất phù sa, bùn ao phơi ải, nơi ko bị ngập úng và dễ tiêu nước, vườn chuối trồng phải quang đãng đủ ánh sáng cho cây quang hợp, độ PH thích hợp cho chuối là từ 5 – 7.

 + Chọn giống: Giống trồng phải chọn từ những vườn cây không bị bệnh, cây quả to đều không có cạnh, núm quả ngắn, quả già có màu phớt trắng. Khi chọn giống dùng dao sắc cắt ¼ củ chuối, thấy thân có màu trắng tinh là cây không bị bệnh, còn nếu có vòng vàng, trắng đen phải bỏ ngay. Trước khi trồng cắt bớt lá, rễ, nhúng phần thân ngâm vào dung dịch Padan 95SP 15% để loại bỏ sâu bệnh ký sinh trong cây.

+ Cách trồng: - Làm đất: Đất trồng cần làm kỹ, sạch cỏ dại, lên luống rộng 3 – 3,5m, cao 30- 40cm, đào hố trồng giữa luống, cây cách cây 1,1 – 1,3m. Đào hố có kích thước hố vuông từ 40 – 45 cm, sâu từ 30 – 35cm, nơi nào đất xấu thì đào hố có kích thước lớn hơn. Đào lỗ sau 7 – 10ngày cho hả (tháo hết các khí độc hại), nếu như lớp đất màu nông thì phải để lớp đất này riêng rồi mang ½ lượng đất trộn với lượng phân rác và tro có tỷ lệ 4/1 cho vào gần đầy hố.

- Bón lót: bón phân trực tiếp vào hố với liều lượng cho 1ha như sau: (12 – 15) tấn phân chuồng hoai mục (4 – 6) tấn tro bếp (1 – 1,2) tấn super lân và vôi bột Chú ý: không được dùng phân chuồng chưa hoai, đạm và nước tiểu để chăm sóc chuối, vì như vậy cây sẽ bị nhậy. - Cách trồng: chuối có thể trồng theo hàng hay theo kiểu nanh sấu. Hàng chính trồng theo hướng Đông – Tây để các cây ở vườn chuối tận dụng được nhiều ánh sáng hơn. Mật độ trồng khoảng 2.500 – 2.700 cây/ha Trồng ngập 2/3 thân ngầm, duy trì độ ẩm thường xuyên cho vườn chuối.

- Chăm sóc: Bón thúc cho chuối 2 lần: sau khi trồng 10 – 11 tháng và khi chuối sắp trỗ với lượng 1.200 – 1.500 kg super lân/ha/lần, tưới Padan 95SP 15% hoặc rắc Basudin 10H vào gốc theo chu kỳ 2tháng/lần. Khi chuối trổ xong cắt hoa, tiếp tục phun thuốc phòng trừ sâu bệnh (sâu ăn vỏ quả, bệnh sương mai...) Dùng hỗn hợp Sherpa + Zidomil phun trực tiếp vào buồng chuối để giữ cho quả đẹp.

 Chú ý: Cây con nếu từ đánh tỉa thì sau khi tách khỏi cây mẹ (không bị xây xước, dùng dao cắt gọt bớt đất và rễ sát củ, ấp phần sát cây mẹ vào tro sạch rồi xếp vào nơi râm mát, vài ba ngày sau mới đem trồng.
Những cây giống có lá tốt và to có thể phát bớt, chỉ để 1/3 tàu lá để giảm bớt sự mất nước của cây giống, khi trồng sẽ mau phục hồi hơn. * Kỹ thuật trồng chuối tây bằng cây nuôi cấy mô: Chú ý: Chọn cây nuôi cấy mô thì cây giống là cây phải có độ đồng đều cao, sạch bệnh và nhân nhanh với số lượng lớn. + Chọn đất: đất dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, không quá chua hoặc mặn, độ dày tầng canh tác trên 50cm.
Đất phải được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ, kích thước hố 40 x 40 x 40 (cm). + Mật độ trồng: 2.000 – 2.400 cây/ha. Có các cách trồng như sau:
- Cách 1: trồng hàng cách hàng 2,2m, cây cách cây 2,5m. Tương đương với mật độ 60 – 70 cây/sào Bắc Bộ.
- Cách 2: trồng theo khóm 2 cây, khoảng cách hàng cách hàng 3,5m, khóm cách khóm 3m, khoảng cách giữa 2 cây trong khóm là 50 – 60cm. Tương đương 70 – 80 cây/sào BB. - Cách 3: Trồng khóm 3cây, khoảng cách hàng cách hàng 3,5m, khóm cách khóm 3,5m, cây cách cây trong khóm 70cm. Tương đương với mật độ 80 – 90 cây/sàoBB. Nếu trồng theo cách này thì chỉ nên duy trì trong 3năm thì huỷ toàn bộ vườn chuối và trồng lại.
 + Bón phân: 290g đạm/hố ; 370g kali/hố; 600g lân / hố; 5 – 7kg phân chuồng/hố
- Bón lót: mỗi hố 5 – 6kg phân chuồng trộn đều với 400 g lân và 10 – 15g Furadan, sau đó thì lấp đất trồng cây lên trên.
- Bón thúc: Ngoài phân bón lót thì cần bổ sung phân bón cho cây vào các đợt như sau: Đợt 1: 10 – 20 ngày sau trồng 10g Ure/hốc Đợt 2: 30 ngày sau trồng 10g Ure + 10g Kali/ hốc Đợt3: 60 ngày sau trồng 40g Ure + 50g Kali/hốc Đợt 4: 120 ngày sau trồng 100g Ure + 100g Kali/hốc.  Đợt5: 180 ngày sau trồng 100g Ure + 100g Kali/hốc. Đợt6: trước khi cây trổ buồng (khi cây ra lá non) 30g Ure + 100g Kali/hốc. Cách bón: ở giai đoạn cây non có thể hòa nước để tưới còn ở giai đoạn cây trưởng thành thì có thể bón theo hố cách gốc 5 – 6 cm rồi lấp đất lại.
+ Kỹ thuật trồng: Sau khi lót phân, phủ đất chúng ta tiến hành xé túi bầu, dựng cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng rồi phủ đất kín gốc, vùng xung quanh phần rễ cây nên lấp đất nhỏ. Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo gốc nèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ, sau đó tủ rơm rạ xung quanh gốc và tưới nước giữ ẩm (tránh để vỡ bầu), một điều hết sức chú ý là khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phân lót. Chú ý: khi chăm sóc cho cây: cây chuối là cây cần rất nhiều nước để cho cây phát triển bình thường nên trong quá trình chăm sóc cho cây cần chú ý tưới đủ nước cho cây để cây phát triển bình thường và cho năng suất cao.
 (Sưu tầm) 

Cây Giống Chuối Tây | Chuối Tây Cấy Mô

cây chuối tây giống, chuối tây cấy mô, chuối giống,chuoi tay giong 9 000 Vnđ/ cây







I Đặc điểm giống cây chuối tây cấy mô

Đặc điểm:
Cây chuối tây giống cấy mô được nghiên cứu và nhân giống từ viện rau quả Đại học nông nghiệp Hà Nội cho ưu điểm nổi bật là thời gian cho thu hoạch dài từ 10-12 năm, không sâu bệnh và thối gốc .

Giống chuối tây cấy mô cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định
Cây chuối tây nuôi cấy mô cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao

Cây chuối tây nuôi cấy mô giống có chiều cao từ 15-25cm

cây giống chuối tây cấy mô

cây giống chuối tây cấy mô


Khoảng cách: Mật độ 70 cây / 1 sào Bắc Bộ hay 2.000 cây / 1ha

Thu hoạch: Sau 16 tháng Năng suất: Một buồng cho 10-12 nải, khối lượng một buồng khoảng 25kg, một năm thu hoạch 40-45 tấn / ha


Quí vị có nhu cầu mua cây giống chuối tây cấy mô :

Vui Lòng Liên Hệ 

Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946 

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

II Khởi nghiệp làm giàu từ cây chuối tây cấy mô

Khởi nghiệp chỉ với 10 triệu đồng, sau vài năm trồng chuối và thêm cả buôn chuối, Phạm Năng Thành (xã Đại Tập, H.Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đã thu được trên 1 tỉ đồng mỗi năm.

Vườn chuối chuẩn bị thu hoạch


 Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ: Trồng chuối thu tiền tỉ mỗi năm Mỗi năm, Thành đút túi trên dưới 1 tỉ đồng từ vườn chuối này . Thành đến với nghiệp trồng chuối sau khi đã nếm đủ mùi cay đắng với những vườn cam, vườn bưởi… năm nào cũng lỗ. Góp nhặt, vay mượn thêm anh em chòm xóm, bạn bè được 10 triệu đồng, Thành chọn cây chuối với niềm tin sẽ “lấy lại những gì đã mất”. Mua cây chuối giống xong, Thành bắt đầu trần mình hì hụi đào đất, trồng thử nghiệm trên mảnh ruộng rộng chừng 1 ha. Trong lúc chờ cây lớn, Thành tìm đến các bậc “tiền bối” trong nghề trồng chuối ở làng trên xóm dưới để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc chuối sao cho năng suất cao, quả to đều và trông bắt mắt.





 Một nắng hai sương bón phân, tưới nước, tỉa lá, dọn cỏ dại cho vườn chuối, ngay mùa thu hoạch đầu tiên, Thành đã được nếm vị ngọt của sự thành công khi thu về vài chục triệu đồng. Thừa thắng xông lên, Thành mượn và thuê thêm đất, từng bước đầu tư mở rộng diện tích trồng chuối. Sau mỗi vụ thu hoạch, vườn chuối của Thành lại rộng thêm, khi thì một héc ta, lúc vài ba héc ta. “Bây giờ em đã có trong tay 10 ha chuối. Mỗi đợt thu hoạch trừ chi phí, lúc đắt bù lúc rẻ, tính chung lãi ròng khoảng 4 triệu đồng/sào. Năm vừa rồi em đút túi trên 1 tỉ đồng đấy anh ạ”, Thành khoe. Theo lời của chàng tỉ phú chân đất này, con số 1 tỉ này bao gồm cả tiền lãi từ việc buôn chuối. Ở mỗi xã trong vùng, Thành đặt một “vệ tinh”, thu gom chuối của người dân, rồi đem bỏ mối cho trên 30 đại lý ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Chiếc xe tải vài chục tấn của Thành và hai chiếc xe thuê khác chạy suốt ngày đêm để chở chuối đi khắp nơi tiêu thụ. Vườn chuối và cửa hàng buôn chuối của vợ chồng Thành đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập ổn định khoảng 150.000 đồng/người/ngày. “Chuối là loại cây dễ trồng, không phải quá kỳ công và tốn kém vốn liếng, thậm chí không cần chăm sóc thì cây vẫn trổ buồng và cho thu hoạch. Ai cũng có thể trồng được chuối. Nhưng để chuối đẹp thì cũng cần phải có kỹ thuật, giờ chúng em trồng chuối tập trung, quy mô nên chuối đẹp hơn ở các nơi khác. Càng chịu khó chăm sóc thì buồng chuối, nải chuối càng đẹp, dễ bán, hiệu quả kinh tế vì thế cũng càng cao”, Thành nói. Tỉ phú trồng chuối bật mí thêm, người trồng chuối chỉ cần nắm vững vài bí quyết không khó lắm, như làm thế nào để giữ tàu lá đến lúc chặt buồng vẫn xanh hoặc chụp bao ni lông như thế nào cho chuối thêm đẹp là có thể “sống được với cây chuối”. Theo Thành, bây giờ ở khắp Khoái Châu và nhiều vùng quê khác trong tỉnh Hưng Yên đã có rất nhiều người trồng chuối và “sống được” nhờ cây chuối. Trong đó có không ít tỉ phú trồng chuối như Thành.

Cây Xoan Đào Giống | Giống Cây Xoan Đào

cây xoan đào giống, cây giống xoan đào, xoan đào giống, 10 000 Vnđ/cây






I Đặc Tính Sinh Học Cây Xoan Đào

Cây xoan là cây lấy gỗ cho thu hoạch nhanh, có thể thu hoạch sau 6 năm.
Hiện nay Việt Nam có nhiều giống cây xoan khác nhau: xoan ta, xoan đào, sầu đâu, sầu đông, xoan lai, xoan trắng, xoan tía,xoan đào. Ở Việt Nam, loài cây này được phân bố một số ít ở vùng núi phía Bắc… và một số khác ở Tây Nguyên. Tại Kom Tum, cây có phân bố ở một số huyện như: Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plong,tập trung nhiều ở miền trung: Bình Thuận,Lâm Đồng - Đồng Nai nhưng đã khai thác gần như cạn kiệt và không có quy định để bảo vệ giống cây này… cây phát triển ở độ cao từ 700 đến 1000m so với mặt nước biển.
Xoan đào được trồng thuần với mật độ 1100 cây/ha hoặc 1650 cây/ha. Xoan đào sinh trưởng nhanh, tăng trưởng về chiều cao bình quân năm đạt 1,2 – 2m là cây gỗ lớn, rụng lá theo mùa. Trong điều kiện tự nhiên, cây có thể đạt tới 30m về chiều cao, đường kính ngang ngực đạt 85cm.


 Gỗ xoan đào được dùng làm ván lạng, ván bóc và các đồ nội thất gia đình như cửa gỗ, bàn ghế, tủ bếp… Đặc biệt, hiện nay gỗ xoan đào được dùng làm ván lót sàn, kệ bếp, đồ nội thất cao cấp, loại gỗ này đang rất được ưa chuộng trên thị trường.
Gỗ xoan đào đang trở thành xu hướng và sự lựa chọn của rất nhiều gia đình… Vì nó có vân gỗ đỏ,màu gỗ rất sang trọng.


Lá non và vỏ cây có thể dùng để chiết xuất tinh dầu.Gỗ Xoan Đào là loại gỗ có độ bền và độ ổn định cao, thiết kế được nhiều kiểu dáng, mẫu mã hiện đại, sau khi đã được xử lý kỹ thuật thì độ chịu ẩm và khả năng kháng mối mọt tốt hơn.
Ngoài ra là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao khi được trồng phổ biến và thông dụng, dễ sinh trưởng và thời gian có thể thu hoạch ngắn khoảng 5 - 8 năm Xoan đào là một loài cây ưa sáng gần như hoàn toàn, qua khảo sát tại địa phương xã Hiếu, huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum cho thấy: Xoan đào chỉ tái sinh ở những nơi trống trải trong rừng, ven đường đi, đặc biệt ở những nơi có các con đường mới mở ở trong rừng thì xoan đào sẽ cho gỗ màu sẩm hơn, mịn và đẹp. Mật độ tái sinh của Xoan đào có những chỗ rất cao 5.000 đến 10.000cây/ha. Việc theo dõi thu hái hạt để gieo ươm gây trồng Xoan đào tại địa phương chưa được thực hiện vì thế giải pháp trước mắt cho việc gây trồng loài cây này là bứng những cây giống con tái sinh tự nhiên ở những nơi có mật độ cao để làm rừng.
Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đang bị thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu gỗ phục vụ xây dựng phát triển đô thị, khu công nghiệp, dân dụng.
Để giải quyết một phần khủng hoảng thiếu các loại gỗ phục vụ nhu cầu xin giới thiệu các bạn chú ý tới một loại gỗ quen thuộc lâu nay lãng quên trong các căn nhà của người dân đó là cây xoan đào.
Xoan đào rất dễ trồng, lớn nhanh, gỗ tốt, giá lại gấp 10 lần keo và bạch đàn.
Một cây xoan đào 5 năm tuổi có đường kính ngang ngực 40 - 45cm giá từ 8 – 12 triệu đồng. Một sào (miền nam) xoan đào có thể trồng từ 120 – 180 cây . Thời gian thu hoạch tốt nhất của cây xoan đào từ 5 – 8 năm tuổi .
Gỗ xoan đào loại sấy có giá dao động từ: 13 – 17 triệu đồng/m3( Loại A,B,C). Loại xẻ có giá tầm 9 - 11 triệu/ m3. Cũng giống như cây lát hoa, Xoan đào cũng thuộc họ xoan, nên có tính chịu hạn cao. Thích hợp với vùng đất nghèo dinh dưỡng, nhiễm phèn, nhiễm mặn, khô hạn. Lưu ý, chúng tôi đã trồng cây xoan đào cao hơn 1m mà không bị dê, cừu phá hoại. Khi nhai lá xoan đào tươi vị nó rất đắng và mùi hốc gây khó chịu cho khứu giác của dê cừu nên không thấy dê cừu nhai lá và cành xoan đào. Đây là 1 điều đặc biệt ở cây xoan đào nên rất thích hợp cho việc chăn nuôi kết hợp trồng cây xoan đào.
Xoan đào là cây xoan rừng, mọc hoang, gỗ lớn, màu hồng sẫm mới xẻ. Gỗ xoan đào thuộc nhóm IV. Hiện nay có nhiều nghiên cứu trồng cây xoan đào đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì cây sinh trưởng và thu hoạch nhanh. Gỗ xoan đào dùng được ưa chuộng làm đồ gia dụng, bàn ghế,…
Hiện gỗ xoan đào còn rất ít vì vậy xuất hiện đồ gỗ giả gỗ xoan đào

* Phân Biệt Cây Xoan Đào 

Xoan đào khác xoan ta không nhiều nhưng có thể phân biệt dễ dàng, thứ nhất về hạt. Hạt xoan đào to hơn hạt xoan ta, cứng cáp hơn, có 5 nốt chấm xung quanh đầu hạt, còn hạt xoan ta, xoan tía thì các nốt chấm này không phân bố đều. Thân gỗ xoan đào xù xì hơn, thân xoan ta trơn, trượt.
Giống cây xoan đào 3 tháng tuổi nhìn hơi sẫm đỏ về thân – dễ dàng phân biệt với xoan ta, xoan thường.
*Thời Vụ Trồng Cây Xoan Đào
Trồng vào tháng 12, 1, 2, 3, 4, 5 âm lịch (mùa xuân và mùa hè): chọn cây xoan đào cỡ 4 tuổi trở lên giống tốt thu hái quả, ngâm trong nước 3 – 4 ngày sau đó xát sạch vỏ phơi dưới nắng.
Chọn hạt chắc bảo quản.
- Đất trồng cây xoan đào có thể là bãi bồi ven sông, đường làng, đồi gò miễn là không úng nước, độ pH trung bình.
- Mật độ trồng: Nếu đất tốt, trồng theo băng thì nên trồng (2,5×2,5m)/cây hoặc trồng tập trung thì (2,8 – 3m)/cây/ mật độ 1.200 – 1.250 cây/ha. Xoan đào có thể trồng xen vườn chè, vườn vải thiều hiện đang cho thu nhập thấp.
- Đào hố: Hố trồng xoan đào có thể đào từ tháng 11; 12 âm lịch, kích cỡ hố (0,3 X 0,3 X 0,3)m. Mỗi hố bón lót 4 – 5 kg phân chuồng sau đó lấp hố lại.
- Kỹ thuật trồng: Sau tết âm lịch mang hạt xoan đã bảo quản trên ngâm nước ấm 30-35°C trong vòng 3 ngày, tiếp đó mang 2 – 3 hạt gieo vào các hố nói trên, vùi sâu 3 – 5cm, cách nhau 3 – 5cm. Tưới ẩm 3 ngày 1 lần cho tới khi cây mọc

II Cây giống Xoan Đào


- Cây Xoan Đào giống có đặc điểm : cây giống con cao từ 15-20cm, cây khỏe mạnh sạch bệnh

Quí vị có nhu cầu mua Cây Giống Xoan Đào Xin Liên Hệ:




Vui Lòng Liên Hệ 

Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946 


ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Cây Giống Sấu Ghép | Giống Cây Sấu Ăn Quả

cây sấu giống, cây sấu ăn quả, giống sấu ăn quả, giống sấu ghép 25 000 Vnđ/cây






I Đặc tính sinh học cây sấu 

Sấu là loài cây thân gỗ lớn cao 25 -30m đường kính ngang ngực đạt từ 80 – 100cm, gốc có bạnh vè sần sùi, vỏ màu xám đen bong mảng lớn, cành non phủ lông màu nâu, lưng hoặc nách lá phủ lông màu vàng nâu. Lá kép lông chim một lần lẻ, lá chét mọc cách, mặt trên xanh và bóng, có vị chua thanh, cây thường xanh .



Hoa lưỡng tính màu xanh vàng có 5 đài 10 nhị. Quả hạch hình cầu bẹt lúc non có màu xanh khi chín ngả sang màu vàng, thịt quả không róc. Hạt cứng hoá gỗ bề mặt hạt sần sùi .
Cây sấu ra hoa vào tháng 4 – 5 quả chín vào tháng 8 – 9. Sấu mọc tự nhiên trong rừng hỗn giao lá rộng thường xanh vùng đồi núi và trung du các tỉnh miền Bắc và miền Trung, là cây ưa sáng, hay gặp ở tầng cây cao.
Sấu ưa đất có tầng đất dày, ẩm mát nhưng thoát nước tốt. Gỗ Sấu có màu nhạt, dẻo, nặng, tỷ trọng 0,53 thớ mịn vân đẹp, ít mối mọt được dùng nhiều vào đóng đồ gia dụng, trong công nghệ làm ván ép, ván lạng.
Giá trị kinh tế lớn nhất của cây Sấu là quả.



Quả Sấu có vị chua thanh dùng làm gia vị, nước uống giải khát, chế biến bánh kẹo ô mai. Trung bình mỗi cây Sấu trưởng thành ( 8-10 tuổi ) cho từ 100 -200 kg quả/năm, hoa và quả Sấu còn được dùng làm thuốc chữa sâu răng.

Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C.



Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa..., mỗi lần uống từ 4 – 6g cùi quả.

 Một số món ăn với sấu có tác dụng thanh nhiệt giải khát
- Nước canh rau muống nấu sấu là món ăn khoái khẩu vào những ngày hè nóng nực, có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa.
- Mùa hè quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm.
- Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát.
- Quả sấu dầm với gừng, đường, ớt tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực. 
- Mứt sấu đặc biệt ngon - Nước sấu ngâm đường có tác dụng giải khát mùa hè.

II Cây sấu giống 

Cây sấu giống có đặc điểm :

+ cây giống loại nhỏ chiều cao từ 30cm- 70 cm


+ cây giống trưởng thành chiều cao từ 1m -3m



Quí vị có nhu cầu mua cây sấu giống vui lòng liên hệ:

Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946


ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Cây Giống Cam V2 | Cam V2 Giống

cam-v2 15 000 Vnđ/ cây






I Đặc Tính Sinh Học Giống Cam V2

TS Đỗ Năng Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (Viện KHNN VN) cho biết: Giống cam V2 được chọn tạo từ giống Valencia Olinda, làm sạch bệnh qua vi ghép, cây khoẻ và năng suất khá hơn so với giống gốc; đã được Bộ NN - PTNT công nhận là giống chính thức. Đây là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với cam sành ở các tỉnh phía Bắc, từ cuối tháng 12 đến tháng 3.


Cây sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao. Quả gần như không hạt (từ 0 đến 6 hạt, trung bình 4,5 hạt/quả trong điều kiện trồng xen), trong khi giống cam Xã Đoài trung bình 19,6 hạt/quả. Quả dễ bảo quản và bảo quản được lâu trên cây, thành phần và chất lượng nước quả tuyệt hảo. Quả to trung bình (190,0 - 250,0 gr/quả), có thể lưu giữ trên cây lâu mà không bị giảm chất lượng, vỏ quả mỏng, vàng đẹp với độ dày trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng ươm, số múi trung bình trên quả là 11, hàm lượng nước cao, tỷ lệ xơ thấp, chất lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống hiện có trong nước.
 


Theo TS Vịnh, kết quả sản xuất thử và xây dựng mô hình trồng cam V2 ở Nghệ An, Hoà Bình, Yên Bái và nhiều tỉnh khác cho thấy giống V2 cho năng suất cao. Tại Nghệ An, có nơi giống V2 đạt 20 tấn/ha ngay ở giai đoạn đầu cho quả (năm thứ 4). Với giá 25.000 - 30.000 đ/kg, tính ra 1 ha có thể cho thu hoạch khoảng 500 triệu đồng.
Hiện giống cam V2 đang được mở rộng sản xuất ở nhiều địa phương trong nước, đặc biệt ở các vùng cam truyền thống như Phủ Quỳ, Anh Sơn (Nghệ An), Cao Phong (Hoà Bình).
Giống này có thể trồng rộng rãi trong cả nước, tuy nhiên Viện Di truyền NN khuyến cáo phát triển tại các địa phương từ Hà Tĩnh trở ra và ở Tây Nguyên.

II Cây giống cam V2

 Cây giống cam V2 hiện đang được bán tại trại giống cây Đại Học NN Hà Nội. Cây giống 4 tháng tuổi có chiều cao trung bình từ 30-50 cm. Đường kính bầu đất 5-7 cm


Quí vị có nhu cầu mua cây cam V2 giống

Vui Lòng Liên Hệ 

Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946 


ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 
WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG

Cây Giống Trám Đen | Giống Cây Trám Đen

cay-tram-den-giong 25 000 Vnd/cây






I Đặc tính sinh học cây trám đen

Trám đen được giám định tên khoa học Pimela nigra Lour. từ năm 1790 (Loureiro); sau đó được chuyển tên khoa học là Canarium nigrum (Lour.) Engl. (năm 1900) và C. pimela Leench (năm 1805). Năm 1985, hai nhà thực vật Trần Định Đại và Yakolev đã giám định lại tên hợp pháp của loài trám đen là C. tramdenum. Theo nhân dân, trong trồng trọt có nhiều loại trám đen như: trám thoi và trám ổi. Trám thoi có quả hình thoi rõ, còn trám ổi có chiều dài ngắn hơn so với trám thoi. Cần chú ý các thông tin này để chọn cây giống tốt, quả ngon khi trồng trọt.
Quả Trám Đen

Phân bố Việt Nam: Cây phân bố khá rộng ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam của Việt Nam. Các tỉnh phía Bắc có nhiều trám đen mọc nhất là: Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Trám đen Canarium tramdenum Dai & Yakovl. 1. Cành mang quả; 2. Quả; 3. Nụ hoa Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình. Các tỉnh phía Nam có trám đen mọc là: Quảng Nam, Đắk Lắk và Khánh Hoà. Thế giới: Trám đen phân bố ở: Trung Quốc (Vân Nam, Hải Nam, Hồng Kông), Lào, Campuchia, Thái Lan.

Đặc điểm sinh học 

Cây phân bố khá rộng ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Thường gặp trong các rừng nhiệt đới thường xanh, ở độ cao từ khoảng 50 đến 800 m; tập trung nhiều ở độ cao 100-400 m trên mặt biển. Cây thường gặp nhiều ở sườn hoặc chân núi đất, rất ít khi gặp trên đỉnh núi; thường cùng mọc với lim, trám trắng, chẹo tía, gội nếp, gội trắng.... Các ưu hợp lim + trám trắng + trám đen khá phổ biến trong các kiểu rừng kín thường xanh ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ trước kia, nhưng hiện nay thường chỉ còn lại dấu vết ở các vùng núi và trung du của nước ta. Cây ưa đất sét hoặc sét pha, sâu ẩm và thoát nước, độ pH 4,5-5,5; nhưng cũng gặp trám đen phát triển tốt trên đất cát có nhiều phù sa ven sông.
Cây Trám Đen Trưởng Thành

  Trám đen là loài cây ưa sáng khi trưởng thành, nhưng hơi ưa bóng nhẹ khi còn non. Từ 1 tuổi trở lên cây có thể mọc nơi ánh sáng hoàn toàn, vì vậy ít gặp cây con tái sinh ở dưới tán rừng có độ phủ trên 0,6.
Ở chiều cao khoảng 1m, nếu không được mở sáng mạnh cây trám con có thể bị chết. Trám đen tái sinh mạnh ở nơi có độ tàn che 0,2-0,3, nơi bìa rừng, nơi rừng bị khai thác mạnh hoặc rừng cây tiên phong định vị. Sau khi trồng 8-10 năm cây ra hoa, kết quả. Thời gian ra quả kéo dài hàng trăm năm. Tuổi thọ của cây trám đen có thể trên trăm năm. Do lá có mùi thơm, vị hơi chua nên các cây trám đen con mới trồng dễ bị các loài thú đến ăn lá và ngọn non.
Ở giai đoạn 1-3 tuổi trám đen cũng dễ bị sâu đục ngọn làm chết cây. Cây ra hoa vào tháng 3-5; quả chín vào tháng 10-11.


II Công dụng Quả trám đen 

 Trám đen đã được dùng làm thực phẩm rất lâu đời ở Việt Nam. Quả trám “ỏm” là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của các gia đình ở miền Bắc trước kia. Từ quả trám có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: trám kho cá, trám nhồi thịt... Quả trám còn được dùng để làm ô mai mặn, ngọt được nhiều người ưa thích. Nhân hạt trám chứa nhiều dầu béo, có vị bùi; có thể ăn sống, ép dầu hoặc làm nhân bánh.
Quí vị có nhu cầu mua cây giống trám đen

Vui Lòng Liên Hệ 

Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946 




ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 


Cây Đào Tiên Giống | Cây Giống Đào Tiên

cay-dao-tien 25 000 Vnđ/cây






I Quả Đào Tiên - Đặc Tính và Công Dụng

Quả đào tiên còn có tên gọi là quả trường sinh. Đào tiên thuộc họ núc nác. Đào tiên có thân gỗ, cao từ 7-10m, lá mọc hình tán, xanh tươi quanh năm. Hoa mọc đơn độc ngay trên thân hay cành cây, có mùi hơi khó chịu. Quả đào tiên hình cầu, đường kính 6-12cm, trông gần giống với trái bưởi lúc còn xanh, vỏ trái cứng, cơm màu trắng, vị chua chua, có nhiều hạt dẹp, nhỏ cũng màu trắng. Đào tiên có nguồn gốc từ Brazil.

Trong thịt của quả đào tiên người ta tìm thấy có một số acid hữu cơ (acid citric, acid clorogenic, acid creosentic...). Trong các chùa ở Lào, các vị sư dùng thịt quả đào tiên nấu với đường như mứt dẻo, dùng ăn tráng miệng hằng ngày để giúp sống lâu.
Theo các tài liệu của thế giới, thì người dân ở châu Phi, Nam Mỹ thường dùng quả đào tiên để chế biến thuốc bằng cách: Dùng quả đào tiên đã già (vỏ cứng, trái to màu hơi vàng bóng) nạo lấy phần thịt trắng bên trong, thái nhỏ cho vào nồi, đun nóng và đảo qua lại cho đến khi chín ( lúc đầu thịt quả màu trắng, đến khi chín chuyển sang màu đen nhánh) thì thêm đường vào, tạo thành sản phẩm giống như sirô (gọi là sirô calebasse) dùng để chữa ho và tốt cho phổi.
Còn theo kinh nghiệm dân gian trong nước (ở miền Nam), người ta thường dùng quả đào tiên để chữa các bệnh như: nhuận trường, tẩy xổ, bằng cách dùng ruột quả đào tiên làm mứt dẻo, ngày dùng 3 lần, mỗi lần chừng 10 gr sau bữa ăn.


Làm thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ , bằng cách: hái quả đào tiên để từ quả có vỏ màu xanh chuyển sang màu đen, đập lấy phần thịt bên trong (cũng màu đen) để ngâm rượu. Cứ ngâm 200 gr thịt đào tiên thì kèm 10 trái chuối sứ khô nướng vàng và đem ngâm với hai lít rượu ngon, ngâm 10 ngày là có thể lấy ra dùng được. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần một ly nhỏ (30 ml), dùng trước bữa ăn. Tiếp nữa là kinh nghiệm dân gian dùng đào tiên để trị đau lưng, đau nhức xương, phong tê thấp, bằng cách: cũng làm giống như cách làm ở bài thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ ở trên, nhưng thêm vào 200 gr rễ cây lá lốt (đã rửa sạch, sao vàng hạ thổ). Cách dùng và lượng dùng tương tự.


Cơm trái đào tiên phơi khô cho héo, đem sắc nước uống có tác dụng giúp ăn được, ngủ được; làm êm dịu những trường hợp bị stress (căng thẳng thần kinh), tim hồi hộp; giúp người gầy yếu, suy dinh dưỡng cảm thấy khỏe hơn; bổ phổi, chữa ho và làm dễ thở trong những trường hợp bị suyễn; giúp dễ đi tiêu và tăng cường khả năng chịu đựng của con người với khí hậu nóng, lạnh bên ngoài; làm hạ huyết áp, êm dịu thần kinh

II Mua cây đào tiên giống ở đâu ?


- Cây Đào Tiên giống có nhiều kích thước khác nhau:
+ loại 1 : cây cao 30 cm- 45cm
+ loại 2:  cây cao 80 cm-120cm
+ loại đặc biệt: cây cao to cao từ 2 m trở lên, đã có quả
- Liên hệ mua cây đào tiên giống 
Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 
WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG

Cây Giống Trám | Giống Cây Trám Trắng

giong-cay-tram 15 000 Vnđ /cây






I Đặc Tính Sinh Học Cây Trám Trắng

Trám trắng (thanh quả, cà na, cảm lãm, mác cơm, cây bùi). Tên khoa học: Canarium album (Lour.) Raeusch, họ Trám (Burseraceae). Trám là cây thân gỗ lâu năm. Cây to, cao khoảng 15 - 20 m. Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm. Lá kép lông chim, mọc so le.

Trám trắng (thanh quả, cà na, cảm lãm, mác cơm, cây bùi)

Cây Trám ra hoa vào tháng 6 - 7 và đậu quả: tháng 8 - 10.
Gỗ cây trám mềm, nhẹ, thớ mịn, dễ bóc và dễ lạng, thường được dùng trong xây dựng nhà cửa, làm nguyên liệu gỗ dán, bột giấy.
Nhựa trám trắng dùng để chưng cất tinh dầu, chế biến côlôphan dùng trong công nghệ nước hoa, xà phòng, véc ni làm hương, pha chế sơn và mực in.
Quả trám làm thức ăn, chế biến ô mai, thuốc chữa ho, giải rượu và giải độc. Hiện nay trám trắng được chọn làm cây trồng chính trong dự án khuyến lâm, dự án lâm nghiệp trang trại và các chương trình trồng rừng khác để nhằm cung cấp gỗ, quả và khai thác nhựa.

Cây trám trắng

II Đặc điểm Cây Giống Trám Trắng

* Qui trình tạo cây giống Trám Trắng

Vườn ươm: Vườn ươm đặt gần nơi trồng rừng và thuận tiện cho việc vận chuyển cây con. Mặt vườn bằng phẳng, thoát nước, rọi nắng và gần nguồn nước. Vườn đặt xa nguồn bệnh và tách rời khu canh tác nông nghiệp.

Tạo bầu:
 - Vỏ bầu được làm bằng PE màu trắng đục hay đen, bảo đảm độ bền để khi đóng bầu và vận chuyển không bị rách. Kích thước bầu 9x14cm, không đáy đục lỗ xung quanh để ươm cây 6-7 tháng và 12x18 cm có đáy nhưng cắt góc đục lỗ xung quanh cho cây ươm trong vườn 15-16 tháng.
- Thành phần ruột bầu gồm đất tầng A dưới tán rừng 90%, phân chuồng hoai 9% và Supe lân Lâm Thao 1%. Ba thành phần được trộn đều nhau.
- Bầu được đóng đầy, chặt sau đó xếp thành luống rộng 0,8-1m, dài 5-10m, mặt bầu bằng phẳng. Các luống bầu đặt cách nhau 50-60cm để thuận tiện việc đi lại chăm sóc cây con. Xung quanh luống bầu lấp đất cao bằng 2/3 bầu, rải đất bột vào khe hở giữa các bầu.
 Gieo ươm:
 - Xử lý hạt: Ngâm hạt vào nước lã từ 10-12 giờ sau đó tiến hành ủ hạt. Chọn nền xi măng hoặc nền đất cứng ngoài trời, đổ 1 lớp hạt cát xuống dưới dày 5cm, tiếp đó rải 1-2 lớp hạt ở giữa sau đó đổ cát và san đều để cát lấp kín hết khe hở giữa các hạt trám, trên cùng rải 1 lớp cát dày 3-5cm và tưới đẫm nước, dùng rơm rạ phủ lên trên để giữ ẩm. Sau 20 ngày hạt bắt đầu nảy mầm.
- Khi hạt đã nảy mầm áp dụng 1 trong 2 cách cấy cây như sau: để cho cây mọc khỏi mặt luống, khi lá đã xòa hết và màu lá đã chuyển từ vàng sang xanh thì nhổ lên đem cấy vào bầu, hoặc chọn những hạt đã nứt nanh đem cấy vào bầu, lấp kín đất dày 1cm và tưới nước cho đủ ẩm ngay sau khi cấy xong.
Chăm sóc cây
 - Giai đoạn cây con ở vườn ươm có dàn che bóng, mức độ che giảm dần theo tháng tuổi, 20 ngày đầu che bóng 100% sau đó giảm 50%, khi cây mầm đã có 1-2 lá thật (khoảng 40 ngày) thì giảm xuống 25%. Giỡ bỏ dàn trước lúc trồng khoảng 1-1,5 tháng.
 - Thường xuyên tưới nước đủ và định kỳ 20 ngày 1 lần làm cỏ phá váng cho cây con.
- Định kỳ bón thúc 1 tháng 1 lần bằng phân NPK tỷ lệ 2%, tưới 3 lít/1m2, phải tưới rửa lá ngay sau khi tưới phân. Tuyệt đối không dùng đạm urê để tưới thúc cho cây.
- Trong quá trình chăm sóc cây con ở vườn ươm tiến hành đảo bầu 2 lần, lần 1 sau khi cấy 2 tháng và lần 2 trước lúc trồng 1-1,5 tháng.

* Mua cây trám trắng giống ở đâu ?

 Các bạn có nhu cầu mua cây giống Trám Trắng vui lòng liên hệ:

Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 
WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG

Cây Trám giống có đặc điểm: cao từ 30-45 cm, đường kính bầu 7-10 cm

Cây giống Trám

III Một số tác dụng chữa bệnh của quả trám: 


 - Về mùa đông, nếu đêm ngủ bị khô cổ và ho, gây mất giấc, dùng 20-30 quả trám trắng, bỏ hột, đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật để uống ban ngày.
 - Nếu bị viêm họng cấp hay mãn, viêm amiđan, khô cổ, mất tiếng, dùng trám muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng trám tươi để hãm uống.
 - Sốt cao, khô môi miệng, khát nước, nên giã quả trám lấy nước uống hàng ngày.
 - Ho khản cổ, lấy trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10 g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Bài thuốc này có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.
 - Kiết lỵ ra máu, dùng trám và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro. Ngày dùng 9 g uống với nước cơm. - Ngộ độc cua cá, lấy trám trắng 30 g sắc nước uống. Cách này cũng dùng cho trẻ em lên sởi và chữa bệnh hoại huyết.
- Sâu răng, lấy quả trám đốt, tán nhỏ, trộn một ít xạ hương bôi vào chỗ đau. Phụ nữ mang thai tránh ngửi mùi xạ hương.
- Viêm tắc mạch máu, dùng quả trám trắng luộc ăn cái, uống nước hàng ngày, mỗi ngày 200 g. Liệu trình 1-2 tháng.
- Nẻ da do lạnh, cước, khô nứt môi chảy máu, lấy trám đốt thành tro, trộn mỡ lợn hoặc dầu thực vật bôi.
- Chữa ho, thanh nhiệt giải thử, dùng cho người luôn thấy miệng khô, hay khạc nước miếng, ôn bệnh nhiệt thịnh, phổi ráo, dùng trám tươi 5 quả bỏ hột, kim thạch hộc 5 g, thái nhỏ, rễ lau 5 g thái nhỏ, mã thầy 5 g gọt vỏ, lê gọt vỏ 2 quả, mạch đông 10 g, ngó sen 10 miếng. Tất cả nấu với 2 lít nước bằng lửa nhỏ 1 giờ. Để nguội lọc lấy nước uống hàng ngày.
- Để thanh nhiệt, dùng trám tươi 20 g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Nấu với 0,5 lít nước trong 1/2 giờ, lọc nước uống. Trám tươi có tác dụng thanh phế, lợi hầu, khử hỏa, hóa đàm. Rễ lau thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho. Nên uống nóng.
- Muốn thanh tân, chỉ khát, giải nhiệt, thanh phế, lợi hậu, trị chứng hay nhổ nước bọt có khi có sợi máu, khó nuốt thức ăn, sưng họng, ho, buồn nôn, lấy cam 10 g, trám tươi 10 g (bỏ hột), ngó sen tươi 120 g, mã thầy 150 g, gừng tươi 6 g. Tất cả bỏ vỏ, giã nát cho vào vải sạch vắt lấy nước.
Quả Trám Trắng 

- Phòng chữa bệnh đường hô hấp trên như khi bị cảm cúm., dùng bài thuốc Thanh long bạch hổ gồm trám tươi (bỏ hột) 15 g đập dập, củ cải sống 250 g thái nhỏ. Dùng nồi đất ninh. Lấy nước uống thay trà, có thể ăn cái.
- Điều trị viêm họng khô rát, khản cổ, ho khan, lấy trám 3 quả, trà xanh 5 g, mật ong 20 g. Trám đập dập cho vào nồi đất đun 15 phút rồi rót vào cốc đã để sẵn trà, mật ong. Hãm 10-15 phút chờ nguội bớt, uống thay trà.
- Chữa động kinh, lấy trám trắng bỏ hột, đập dập, đun nhỏ lửa 30 phút, cho đường phèn đun thành cao. Pha uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa con. 

Kategori

Kategori