I Cây Giống Măng Tre Bát Độ
Tháng Giêng "trồng trúc, tháng Lục trồng tiêu”, câu nói người xưa đã đúc rút qua kinh nghiệm sản xuất từ ngàn đời nay đang được người dân các xã vùng cao Yên Bái áp dụng cho chương trình măng tre Bát Độ - một chương trình kinh tế lớn đã phát huy hiệu quả góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Trấn Yên. Cây tre măng Bát Độ hoàn toàn phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ canh tác của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó ưu việt nhất là đầu tư ít, nhanh cho thu hoạch, là cây dài ngày, không sâu bệnh, dễ trồng và đặc biệt là năng suất cao, đầu ra ổn định, giá cả hợp lý và góp phần cải tạo môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi trọc.
Hiên giống măng tre bát độ được cung cấp tại Trại cây giống Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Cây giống có chiều cao từ 30-40cm có thể trồng ngay tại bất cứ thời điểm nào trong năm
Các bạn cần mua cây giống măng Bát Độ
VUI LÒNG LIÊN HỆ:
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM
WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG
Cây Giống Măng Bát Độ |
Giống Cây Măng Bát Độ |
Tre măng Bát Độ được trồng nhiều nhất ở huyện Trấn Yên, với diện tích lớn.
Khi thu hoạch, măng tre Bát Độ có củ to, năng suất cao hơn rất nhiều lần so với loại măng tre bình thường. Măng to (3-8 kg), vỏ mỏng, thịt trắng - dày - lõi nhỏ, tỷ lệ thịt đạt trên 85%, ăn rất ngon và giòn.
Măng Tre có tác dụng tăng cường tiêu hoá, phá đờm, nhuận phổi, giảm béo phì. Ăn thường xuyên còn có tác dụng phòng trừ áp huyết cao rất tốt.
Cây Măng Bát Độ |
Măng Tre Bát Độ |
Măng Tre Bát Độ |
Để có được sản phẩm măng ngon và năng suất cao vui lòng tham khảo bài viết Để Măng Bát Độ Ra Nhiều Măng
Ban đầu trồng cây giống con thì phải đào hố sâu khoảng 6 tấc vuông, bón phân lót rồi đắp đất lại, tiếp theo mới đem cây giống trồng xuống. Mỗi bụi tre khoảng từ 3 đến 4 cây. Sau cuối mỗi vụ thu hoạch tiến hành đốn cây già, chừa lại vài cây non làm giống. Khi để cây giống cao được 4m thì đốn ngọn. Ở phần thân từ gốc lên, khi cao chừng 2m thấy ra nhánh thì bứt hết đi để cho cây tre tập trung dồn sức ra măng. Măng ăn đến tháng 10 hoặc tháng 11 thì chặt bỏ cây già, trung bình 1 gốc để khoảng 2 đến 3 cây măng giống. Vào mùa nắng người dân phải tưới nước để cây có sức ra măng nhiều măng và cây măng mập, dễ tiêu thụ. Măng tre Bát Độ ăn có vị ngọt, giòn, không cần nấu kỹ như các loại măng khác lại dễ chế biến, có thể ăn tươi, làm măng chua… Vì vậy mà thương lái đến tận vườn măng để thu mua. Măng Bát Độ ngoài để ăn tươi, còn có thể chế biến đồ hộp, đóng túi, làm măng chua, sấy khô dạng lát, sợi ... được các thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng, là loại hàng tiêu dùng có nhu cầu tiêu thụ lớn.
Sản Phẩm Măng Ngâm Dấm Ớt |