Cây Vối Nếp

10 000 Vnđ






I Đặc tính cây vối nếp
Vối là loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12–15m. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn.  hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới. Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm. Hoa nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7. Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím. Toàn lá, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Trong lá vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu và có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Trong dân gian phân biệt vối có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh, thường gọi là "vối kê" hay "vối nếp". Loại thứ hai lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là "vối tẻ". Lại cũng có nơi phân biệt vối trâu và vối quế. Vối trâu lá mỏng, xanh đậm và to bản còn vối quế lá dày, nhỏ.

Theo tài liệu nghiên cứu của GS Đỗ Tất Lợi, lá và nụ vối có chất kháng sinh thực vật, diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh, kể cả vi trùng Gram- và Gram+. Theo đông y, vối có vị hơi chát, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải biểu, tiêu trệ, sát khuẩn. Dân gian thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng. Nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối các nhiều loại vi khuẩn như Gram+, Gram-, Streptococus (hemolytic và staman), vi trùng bạch hầu, Staphyllococcus, Pneumcoccus, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,... và không gây độc hại đối với cơ thể. Cây vối có tiềm năng chữa bệnh rất cao. Nhiều nghiên cứu về dược tính của cây vối trong những năm qua cho thấy thành phần hoạt tính của nụ vối là một hợp chất polyphenol có tên là 2’,4’-dihydroxy-6’-methoxy-3’,5’dimethylchalcone. Chính chất này đã tạo ra hiệu ứng đảo ngược trên các tế bào ung thư đa kháng thuốc Nụ vối có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tán độc, tiêu thực và hóa trệ.

Dân gian thường dùng để chữa ngoại cảm phát sốt, sợ rét, đau đầu, ăn uống không tiêu. Chất đắng ở trong nụ vối kích thích tiết dịch tiêu hóa, chất tanin giúp bảo vệ niêm mạc, chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hoá. Ngoài ra còn dùng chữa mụn nhọt lở loét ngoài da. Một ngày có thể dùng từ 6 – 12g nụ
 vối khô hoặc hãm nước uống giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp tiêu hóa tốt, ăn ngon. Theo kinh nghiệm của người xưa, lá vối tươi có tác dụng hơn lá vối đã ủ. Lá vối dùng để nấu nước có thể trợ giúp chữa trị các chứng tổn thương như bỏng, viêm da, vàng da, lở ngứa. Vỏ cây vối dùng trong đông y làm thuốc gọi là hậu phác trị đau bụng, đầy hơi và ăn không tiêu, các trường hợp nôn mửa…
Nước
 vối có công dụng để giải khát trong những ngày hè oi bức, làm mát cơ thể, lợi tiểu, giúp đào thải các chất độc trong cơ thể quađường niệu. (Multidrug resistance).












 QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG VUI LÒNG LIÊN HỆ

Ks Lê Xuân Thủy 

ĐT: 087 884 946

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM