Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Cây Mác Mật | Cây móc mật

15000 Vnđ






I Đặc tính sinh học và hàm lượng dinh dưỡng trong cây mắc mật


Tên thường gọi:   Mắc mật hay móc mật, còn gọi là hồng bì núi hay củ khỉ, dương tùng

Tên khoa học:    Clausena indica

Mác mật thuộc loại cây gỗ nhỏ, cao l-7m, cành non có màu xanh nhạt, có lông rải rác về sau nhẵn, vỏ thân màu xám đen, có những nốt sần. Vỏ thân, cành, lá, hoa, quả có tinh dầu thơm. Lá kép lông chim mọc cánh, dài 10-30cm, chóp lá nhọn, gốc lá lệch, tù hay nhọn, mép lá gần như nguyên hay có khía răng nhỏ.
 Quả hình cầu, đường kính 9-13mm, có các điểm tuyến, khi chín có màu trắng nhờ đến trắng trong.

Hạt 1-2 mm, màu xanh nhạt. . .

Về sinh trưởng: Mác mật ra 2 đợt lộc trong năm là lộc xuân và lộc hè thu. Với độ cao phân cành 56-80cm là phù hợp đối với cây thu hái quả, đặc biệt là quả mọng nước.

Cây giống mác mật có chiều cao 15- 20 cm, cây giống khỏe không sâu bệnh

Cây đạt chiều cao và hình dạng bộ khung tán ổn định có hình mâm xôi hoặc hình bát úp vào giai đoạn từ 16- 20 năm tuổi sau trồng. Về phát triển: Mác mật ra hoa tháng 4-5, quả chín vào tháng 6-7. Quả còn non có màu xanh đậm, hình cầu, trên vỏ có túi tinh dầu, khi chín vỏ quả màu vàng nhạt, nhẵn bóng, trong.

 Người ta thường sử dụng quả và lá mắc mật để ăn, làm gia vị như một loại quả đặc sản vì có mùi thơm đặc biệt

 Cây mắc mật là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3 m đến 7 m, thường mọc trên núi đá vôi. Cây ra hoa tháng 3 đến tháng 6, đậu quả vào tháng 7 đến tháng 9.

Quả và lá non dùng làm gia vị, lá và rễ được dùng trong đông y, ngoài ra lá cây cũng được dùng để cất tinh dầu. Quả mắc mật có thể ăn tươi có thể rửa sạch quả cho vào lọ và ngâm với muối, ớt, hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn; lá mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng trong các món thịt lợn quay, thịt lợn kho, khau nhục, vịt quay…, có mùi thơm ngon đặc biệt.

 Ngoài chức năng dùng làm gia vị để chế biến một số món ăn, lá cây mác mật còn có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa; tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, làm giảm đau.

 Lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi cao hơn quả và hạt, quả mắc mật giàu hàm lượng vitamin C.


II Thành phần hoá học 


Hàm lương tinh dầu: Tập trung chủ yếu ở lá, vỏ quả, hạt, cành, cuống lá, cuống quả. Bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất là vỏ quả chứa 5,55%. Sau vỏ quả là lá chứa 2,71%. Hạt chứa 1,47%.

Thành phần hoá học của tinh dầu: Trong tinh dầu lá mác mật có 11 thành phần chất, trong đó, có 2 thành phần chính là myristicin (40,37-56,04%) và P-cymen-8-ol (18,58-22.45%). Trong tinh dầu của vỏ quả có 9 thành phần chất, trong đó chủ yếu là beta-myrcen (70%).

 Thành phần hoá học của tinh dầu lá và vỏ quả có sự khác nhau cơ bản về hàm lượng một số thành phần chính nên mùi thơm của quả khác với mùi thơm của lá. Từ thành phần hoá học trong lá và vỏ quả có thể sử dụng làm thuốc giảm đau có nguồn gốc thiên nhiên.

Thành phần dinh dưỡng: Trong lá và quả có hàm lượng các nguyên tố vi lượng và đa lượng khá cao. Trong đó, lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi cao hơn quả và hạt. Quả mác mật rất giàu hàm lượng vitamin C. Ngoài cung cấp các nguyên tố vi lượng, đa lượng và vitamin C cho cơ thể, người dân còn dừng cây mác mật để làm thuốc chữa cảm sốt, phong thấp, lá nấu nước gội đầu làm sạch gầu.



  QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG  VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946



ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM