Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Cây Chanh Leo | Giống Chanh Leo

10 000 Vnđ/cây






I Đặc tính sinh học câychanh leo

Chanh leo còn được gọi là chanh dây, mắc mát, mát mát, lạc tiên hoa tía là một loài dây leo sống lâu năm lớn nhanh với thân bò leo.
Chanh leo là một loài trong chi Lạc tiên (Passiflora), chanh leo có các hoa lớn với các nhụy và nhị hoa to.


Là một trong số các loài có thân cứng nhất trong chi Lạc tiên.

Tuy tên gọi có chữ "chanh", nhưng nó không có quan hệ họ hàng gì với các loài chanh trong chi Cam chanh (Citrus spp.)
Thân cây có thể trơn nhẵn hoặc có lông tơ; dài, bò leo và có nhiều tua cuốn. Các lá hình chân vịt 3 thùy mọc so le (mọc cách), kích thước 6–15 cm.

Chúng có 2 tuyến đặc trưng ở gốc của phiến lá trên cuống lá.
Các hoa 5 cánh màu trắng ánh tím tía. Chúng tạo ra một vành hoa màu trắng xen tía, một cấu trúc của các phần phụ giữa các cánh hoa và tràng hoa. Hoa được thụ phấn nhờ một số loài côn trùng như ong nghệ, còn tự nó là vô sinh.

Quả mọng nhiều cùi thịt hình ô van màu ánh vàng khi chín với kích thước cỡ quả trứng gà. Khi còn xanh nó có màu xanh lục. Ở loài chanh leo này, các chất nhầy màu vàng xung quanh các hạt của quả có vị ngọt và ăn được.


Tuy nhiên, nó có nhiều hạt và vì thế chủ yếu làm nguồn thức ăn cho động vật hoang dã. Giống như các loài lạc tiên khác, nó là nguồn thức ăn cho ấu trùng của một số loài bướm.



Tại một số khu vực, toàn bộ cây chanh leo tươi hay khô đã từng được sử dụng như là một loại thảo dược làm an thần và điều trị chứng mất ngủ. Lá và thân cây phơi khô, thái nhỏ thường được dùng ở châu Âu để trộn lẫn với lá chè để uống. Một loại kẹo cao su có tác dụng an thần cũng đã từng được sản xuất từ chanh leo.

Tại Việt Nam, người ta dùng quả chanh leo để làm một loại đồ uống giải khát trong mùa hè. Chanh leo mọc thành bụi rậm ở những khu vực bỏ hoang, các bãi chăn thả không được cắt cỏ, ven đường bộ và đường sắt.

Nó phát triển tốt trong các khu vực nhiều nắng.


Cây Giống Chanh Leo có nguồn gốc từ  Trại giống ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
Cây giống có đặc điểm : cây cao từ 15- 20 cm, cây trồng bằng hạt giống khỏe đời F1







Quí vị có nhu cầu mua chanh leo giống vui lòng liên hệ:


Ks Lê Xuân Thủy 0987 884 946
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

II Mô hình trồng chanh leo đạt hiệu quả kinh tế 


Đối với vùng núi Hướng Hóa (Quảng Trị) có điều kiện về đất đai và tiểu vùng khí hậu đặc biệt rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển, nhất là các loại cây trồng ưa thích khí hậu mát mẻ. Cây chanh leo được trồng thử nghiệm ở xã Hướng Lộc đem lại hiệu quả kinh tế cao mở ra một hướng đi mới cho người nông dân nơi đây, nhất là đồng bào dân tộc ít người. Là một trong những xã nằm trong vùng đặc biệt khó khăn phía nam Hướng Hóa, xã Hướng Lộc được chương trình 135 đầu tư công trình thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp và khai hoang nhiều diện tích đất trồng trọt, giao thông đi lại cũng tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, do phần lớn là đồng bào dân tộc ít người trình độ sản xuất còn hạn chế nên từ trước đến nay, sản xuất nông nghiệp ở xã đạt hiệu quả thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi người dân đang loay hoay trên vùng đất đai rộng lớn nhưng không biết trồng cây gì thì mô hình trồng cây chanh leo của gia đình anh Nguyễn Văn Minh và chị Võ Thị Thu Hồng được mọi người quan tâm vì tính hiệu quả đem lại của nó. Sau nhiều năm trồng rừng kinh tế trên diện tích đất 25 ha đạt hiệu quả khá, nhưng chị Hồng và anh Minh vẫn không bằng lòng với nghề trồng rừng mà vẫn luôn ấp ủ tìm một giống cây mới đưa về trồng thử nghiệm trên vùng đất màu mỡ và khí hậu mát mẻ này để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Là người vùng đồng bằng lên miền núi lập nghiệp, có kinh nghiệm sản xuất lại có trình độ học vấn nên vợ chồng chị Hồng luôn vạch ra nhiều kế hoạch làm ăn bài bản. Sau khi khai thác xong rừng trồng, anh chị quyết định chuyển toàn bộ đất trồng rừng kinh tế của gia đình sang trồng cây chanh leo. Xuống giống từ đầu năm 2013, sau 6 tháng tích cực chăm sóc đúng kỹ thuật, đến tháng 8 vừa rồi, chỉ với lứa đầu thu bói, trang trại 25 ha chanh của chị Hồng đã thu hoạch hơn 100 tấn. Với giá bán tại vườn vào thời điểm đó từ 8-10 ngàn đồng/kg, gia đình chị Hồng thu được khoảng 1 tỷ đồng. Sau đó, gia đình chị lại tiếp tục thu hoạch các lứa chanh tiếp theo với năng suất cao hơn. Chị Hồng cho biết: “Đất ở Hướng Lộc khá tốt, thấy khí hậu vùng này mát mẻ và sau một thời gian tìm hiểu kỹ thuật trồng cây chanh leo và thị trường tiêu thụ sản phẩm, gia đình chúng tôi quyết định chuyển toàn bộ đất rừng đã thu hoạch sang trồng chanh leo. Sau 1 năm trồng đầu tiên, chúng tôi nhận thấy cây chanh leo rất dễ trồng, thời gian trồng ngắn, chỉ 6 tháng là cho thu hoạch. Mùa vụ thu hoạch chính là vào mùa hè nhưng quanh năm cũng có thu hoạch lai rai. Năng suất bình quân chanh leo từ 40- 60 tấn/ha/năm và cho thu nhập từ 250- 400 triệu/ha/năm”. Như vậy, với 25 ha chanh leo, năm 2013, gia đình chị Hồng thu hoạch hơn 1.000 tấn quả, trị giá khoảng 7- 9 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí gia đình chị có mức thu nhập không nhỏ. Trang trại trồng chanh của chị Hồng giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 50 lao động địa phương có thu nhập ổn định từ 3- 5 triệu đồng/người/tháng. Vào thời vụ thu hoạch rộ, chị thuê thêm lao động mùa vụ. Hiệu quả từ trồng cây chanh leo của gia đình chị Hồng đã mở ra cho vùng đất này một hướng canh tác mới, đồng bào nơi đây rất quan tâm tìm hiểu trang trại trồng chanh của chị. Ông Hồ Xuân Lợi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hướng Lộc cho biết: “Phần lớn đất của xã trước đây người dân trồng sắn nhưng hiệu quả thấp, bây giờ thấy trồng cây chanh leo hiệu quả cao như vậy đồng bào cũng muốn trồng lắm, sắp tới xã sẽ tạo mọi điều kiện cho đồng bào làm theo”. Huyện Hướng Hóa có lợi thế về đất đai và tiểu vùng khí hậu mát mẻ, nhiều loại cây trồng đã phát triển thành công trên vùng đất này và cho hiệu quả kinh tế cao như cây cà phê, sắn, chuối. Huyện cũng đã quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn và tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Vì thế việc thử nghiệm thành công mô hình cây chanh leo của trang trại anh Nguyễn Văn Minh và chị Võ Thị Thu Hồng gợi mở cho địa phương một hướng sản xuất mới. Ông Võ Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết: Huyện rất hy vọng vào sự phát triển bền vững của cây chanh leo này. Nếu sau vài vụ khẳng định được sự thích nghi về điều kiện đất đai và khí hậu vùng nam Hướng Hóa và giá cả chanh leo ổn định trên thị trường thì trên cơ sở quy hoạch sản xuất nông nghiệp và chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện sẽ khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích một số loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng chanh leo, nhất là ở xã Hướng Lộc và vùng đồng bào dân tộc ít người. Tuy nhiên, việc phát triển cây chanh leo cũng phải thực hiện theo từng bước hợp lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Không chỉ dừng lại ở việc trồng và cung ứng sản phẩm cho thị trường trong tỉnh, trong nước, chị Hồng còn có kế hoạch xuất khẩu chanh leo ra thị trường nước ngoài. Từ năm 2014, anh chị sẽ chuyển giao kỹ thuật trồng chanh leo cho đồng bào trong vùng, đồng thời hỗ trợ giống, phân bón để giúp đồng bào có thể phát triển được cây chanh leo có hiệu quả và bao tiêu sản phẩm cho họ, góp phần giúp đồng bào thoát nghèo nhanh và bền vững.
(nguồn st)