Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Giống Chuối Tiêu Hồng Cấy Mô | chuoi tieu giong

cây-giống-chuối-tiêu-hồng
7000 VND
Đặc điểm Cây giống chuối Tiêu Hồng:
- Cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh, có từ 4 đến 5 lá, chiều cao từ 8cm - 12cm
Đặc điểm chuối Tiêu Hồng 
- Đặc điểm: Quả chín có màu vàng sáng, thịt quả rắn, hương vị ngọt thơm, khi chín vỏ quả dày và rắn, không nhũn như các giống chuối tiêu khác nên thuận tiện cho vận chuyển đóng gói.
Về mùa hè chuối Tiêu Hồng ăn có vị ngọt không chua như chuối tiêu ta.
- Thời gian từ trồng đến thu hoạch: 13 - 14 tháng.
- Năng suất: Trung bình mỗi buồng có 10 - 12 nải, đạt 40 – 45 kg/buồng.
1. Điều kiện đất trồng
Chuối tiêu hồng được trồng trên đất phù sa, đất thịt nhẹ, bazan, những loại đất có độ hổng độ xốp tốt, có khả năng tiêu thoát và giữ nước độ mùn 1,5 - 2%, tầng dày hơn 60 cm, độ pH từ 6 - 7,5. Nên tránh loại đất chua, đây là loại đất không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối.
2. Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng được cày sâu không lật 40 – 50 cm, bừa và làm sạch cỏ dại, tiến hành trồng cây cải tạo và phục hồi dinh dưỡng cho đất bằng cây phân xanh cũng như các cây giữ ẩm, chống xói mòn.
Đào hố trồng: Trước khi trồng 1 tháng tiến hành đào hố, hố trồng có kích thước: rộng 40 cm, dài 40 cm, sâu 30 – 40 cm. Sau khi đào hố tiến hành bón lót cho cây với lượng phân cho mỗi hố như sau: 5 – 10 kg Phân chuồng + 0,2 kg Super lân + 0,1 kg Kali.
Phân được trộn đều với lớp đất mặt sau đó lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 5 – 10 cm. 3. Mật độ và khoảng cách trồng
Mật độ trồng khác nhau tùy thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, giống, phương thức trồng, trình độ thâm canh, khả năng lao động và chu kỳ kinh doanh của vườn. Với điều kiện ở đồng bằng, mật độ trồng thích hợp là: 1,8 x 1,8 m tương đương 3.500 cây/ha.
4. Thời vụ và kỹ thuật trồng. 4.1.
Thời vụ trồng: trồng vào 2 vụ: - Vụ Thu (vụ chính): Tháng 8, 9, 10 - Vụ xuân: tháng 2, 3 Sau khi trồng cần ủ rác cho các cây và tưới giữ ẩm để cây mau bén rễ.
4.2. Kỹ thuật trồng:
Cây chuối nuôi cấy mô được đóng trong những túi bầu, vì vậy khi trồng cần xé bỏ túi, chú ý không làm vỡ bầu đất của cây.
Đặt cây vào hố đã được đào sẵn sau đó lấp đất cao hơn mặt bầu 2 – 3 cm. Đất lấp vào đất phải cao hơn mặt ruộng để tránh nước đọng ở hố trồng.
Khi lấp đất cần chú ý không để đất rơi vào nõn của cây vì như vậy cây không phát triển được và có thể gây chết cây.
5. Kỹ thuật chăm sóc
Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao.
5.1. Tưới nước: Thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới. Đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8 - 10 tháng) đến khi quả lớn đẫy.
Theo tính toán tưới 1ha từ 30 – 63 m³/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng).
5.2. Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn:
Trong thời kỳ nóng và ẩm, cây mẹ đẻ con chồi nhiều, cần tỉa bớt chỉ định lại 1 - 2 chồi con và khống chế mật độ trong vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và con. Việc định chồi phải làm thường xuyên bằng các biện pháp cơ giới hay sự dụng các hóa chất. Đồng thời với tỉa mầm, định chồi cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn...
5.3. Bón phân cho chuối: Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả. Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200 g, Lân 20 – 40 g, Kali 300 – 400 g; Phân hữu cơ 5 – 10 kg, bón trước khi trồng. Thời gian và cách bón có thể chia làm các đợt sau: + Bón trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 Lân + 1/4 Kali. + Bón lần 2: Sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 Đạm, 1/2 Kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt kết hợp ủ gốc cho cây. + Bón lần 4: Bón nuôi quả với 1/4 Đạm, 1/4 Lân và 1/4 Kali. Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa.
 Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc BVTV.
6. Phòng trừ sâu bệnh cho vườn chuối. Các loại sâu bệnh phổ biến và gây hại lớn đáng chú ý sau: 6.1. Bệnh gây hại chủ yếu:
+ Bệnh đốm lá Sigatoka: Gây bởi nấm Mycospharella musicola và M.fijiensis (đốm đen phát triển mạnh) trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 - 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor...
- Bệnh vàng lá Moko: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum với triệu chứng lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc thay đổi giống.
 - Bệnh vàng lá Panama (héo rũ): nấm gây bệnh là Fusarium oxysporum cubense. Bệnh liên quan nhiều đến tình hình dinh dưỡng trong đất như mùn thấp, cấu trúc đất xấu, hàm lượng Zn thấp, tỷ lệ Ca/Mg và K/Mg cao thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Việc trừ bệnh là khó khăn nên chủ yếu là phòng bệnh. Phòng bằng biện pháp kiểm dịch, xử lý con chồi, cải thiện lý hóa tính của đất, sử dụng giống kháng bệnh. Ngoài ra chuối còn bị bệnh thối nõn, thối nau quả, đốm đen quả... hoặc các bệnh sinh lý như thối nhũn thịt quả, đông vón thịt quả hoặc hóa vàng thịt quả.
6.2. Sâu gây hại chủ yếu - Sâu đục thân chuối: cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây (do Odoiporus longicillis) phá hoại thân giả và sâu đục thân thật (do Cos-mopolite sordidus) còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn. Có thể sử dụng thuốc: Shepa (0,2 - 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin...
- Sâu hại lá chuối: bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá... gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ. Có thể sử dụng: Viben C, Daconil (0,3%)...
- Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ.
6.3. Tuyến trùng hại chuối: Tuyến trùng là tên gọi chung của những sinh vật nhỏ sống trong đất gây hại rễ. Trên chuối có 4 loại gây hại phổ biến là Radopholus similis; Pratylenchus Helicotulenchus và Meloidogyne. Phòng trừ chúng chủ yếu là xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 - 2 dibromo-3 chloropane (DBCP) hoặc các chế phẩm khác.
7. Thu hoạch Những căn cứ để xác định điểm thu hoạch quả là:
- Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả.
- Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm).
- Căn cứ vào dộ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng.
- Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 - 3 tháng.
 - Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ. Chúc bà con mùa canh tác bội thu.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG CHUỐI TIÊU HỒNG, VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Ms Xuân Thủy
ĐT: 0987 884 946
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 
WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG
cây-giống-chuối-tiêu-hồng cây-giống-chuối-tiêu-hồng