Bệnh Đu Đủ Xoăn Lá

Bệnh Đu Đủ Xoăn Lá







Trên cây đu đủ có nhiều lọai sâu bệnh gây hại, nhưng để gây ra triệu chứng như các bạn đã thấy và mô tả thì đây có thể chỉ là một trong hai (hoặc cả hai) lọai bệnh, đó là bệnh Đốm vòng hoặc bệnh Khảm gây ra. Để các bạn dễ so sánh, phân biệt chúng tôi xin nêu ra đây cả hai lọai bệnh:
1) Bệnh Đốm vòng (Papaya Ringspot Virus), còn gọi là bệnh Đốm hình nhẫn, đây là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ ở nước ta, cùng với bệnh Khảm chúng được coi là một trở ngại lớn nhất cho nghề trồng đu đủ ở nước ta (và cả nhiều nước khác). Có thể nói ở đâu co ùtrồng đu đủ là ở đó có bệnh này. Bệnh do siêu vi trùng Papaya Ringspot Virus gây ra. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, trái đến thân và cuống lá :
Trên lá:ban đầu bệnh là các vết đốm sáng vàng lợt, lá hơi co lại, sau đó vết bệnh phát triển dần thành các đốm vòng tròn (giống như chiếc nhẫn). Ở mặt trên của những lá non, lá đọt vùng mô bị bệnh nhăn phồng, bìa lá non bị cuốn xuống cong vào phía bên trong của mặt dưới lá, bìa lá gìa bị cuốn lên, lá bị khảm và biến dạngNhững cây bị bệnh nặng lá non thường bị mất thùy, chỉ còn cuống lá, đôi khi cuống lá cũng bị biến dạng co quắp.
-Trên trái: lúc đầu vết bệnh chỉ là những đốm thâm xanh sẫm, sau đó phát triển dần thành những đốm vòng tròn hoặc bầu dục, có kích thước khoảng 0,5-1 phân (giống hình chiếc nhẫn) mầu xanh sẫm Bệnh thường tập trung gây hại nhiều ở phần nửa trái phía sát với cuống. Khi trái gìa chín những vòng tròn trên trái chuyển dần sang mầu vàng sậm và thối ăn sâu vào bên trong thịt trái. Cây bị bệnh ít cho trái, nếu có thì trái cũng rất nhỏ. Do bệnh làm gỉam hàm lượng đường trong trái nên khi chín trái ăn rất lạt.
-Trên thân: (chủ yếu là phần non trên ngọn) và cuống lá, vết bệnh là những sọc ngắn mầu xanh tối đôi khi cũng tạo nên các hình bầu dục .
Siêu vi trùng gây bệnh không tryuền qua hạt giống, chúng lây bằng hai cách: một là do tiếp xúc cơ giới (thông qua các vết thương cơ giới do trong qúa trình canh tác con người vô ý tạo ra, do mưa gió gây sây sát hay do côn trùng hay động vật khác…gây ra). Hai là do côn trùng môi giới, chủ yếu là các lòai rệp thuộc họ Aphididae như Aphis gossipii, Aphis crasivora, đặc biệt là rệp đào (Myzus persicae), loài rệp này cũng thường gây hại nhiều cho các loại rau cải, bầu, bí, mướp, dưa…Bệnh lây lan rất nhanh, nhất là những cây được 5-6 tháng tuổi trở đi.
2) Bệnh Khảm: do siêu vi trùng Papaya Mosaic Virus gây ra. Giống như Đốm vòng bệnh Khảm cũng là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ. Bệnh gây ra hiện tượng khảm trên lá, ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang mầu vàng, lá nhỏ lại, biến dạng, số thùy lá gia tăng, nhăn nheo, lá gìa bị rụng nhiều,chỉ chừa lại chùm lá non bị khảm vàng trên ngọn. Trái rất nhỏ, bị biến dạng, chai sượng, trên chùm trái thường có một số trái chẩy nhựa thâm xanh lại thành vệt dọc (ảnh III-40j). Trên thân (chủ yếu là phần còn non trên ngọn) và cuống lá có nhiều vết thâm xanh chạy dọc theo chiều dọc của thân, cuống lá .
Cũng giống như bệnh Đốm vòng siêu vi trùng gây ra bệnh Khảm cũng không truyền qua hạt giống, mà lây lan qua các vết thương cơ giới và qua mối giới truyền bệnh là một số loài rệp thuộc họ Aphididae (như đã nêu ở phần bệnh Đốm vòng).

Cây con mới trồng cũng có thể bị nhiễm bệnh, nhưng thường thấy bệnh xuất hiện và gây hại ở cây 1-2 năm tuổi trở đi.
Hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào trong việc chữa trị đối với hai loại bệnh do siêu vi trùng trên đây gây ra cho cây đu đủ, vì thế các bạn nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây để hạn chế tác hại của bệnh :
-Chọn cây giống khỏe không có triệu chứng đã bị nhiễm hai loại bệnh trên để trồng.
-Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy.
-Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ.
-Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp…trong vườn đu đu. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho siêu vi trùng xâm nhập.
-Chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh giúp cây chống đỡ với bệnh được tốt hơn .
-Có thể phun xịt bằng một trong các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Supracide, Suprathion, Bi58, Trebon, Bassa, Applaud…(xử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc) do đu đủ rất dễ bị cháy lá bởi các loại thuốc nhũ dầu, vì thế ngòai việc không được pha thuốc đậm đặc như tập quán bà con ta vẫn thường làm mà chỉ nên phun xịt thuốc vào lúc chiều mát.
 QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG VUI LÒNG LIÊN HỆ
Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 
WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG 

Bệnh Bồ Hóng Gây Hại Trên Cây Nhãn







Bệnh bồ hóng thường xuất hiện ở các vườn nhãn trong giai đoạn từ nở hoa đến đậu quả.
1.Triệu chứng bệnh bồ hóng gây hại trên cây nhãn

Bệnh bồ hóng trên cây nhãnNếu bị nặng, thoáng nhìn đã thấy tất cả các bộ phận trên cây nhãn từ chùm hoa, quả và các cuống lá đều có màu tối xám; quan sát kỹ thấy rõ một lớp bồ hóng bám trạt, nếu không cũng ướt bóng và sờ tay vào có cảm giác trơn dính; đem lau chùi hoặc phun rửa kỹ bằng nước thì lớp bồ hóng này cũng sạch theo. Đồng thời, còn có cả các bọ xít nâu trưởng thành và non đu bám chích hút rất say sưa.

2. Đặc điểm phát sinh và gây hại


Phát sinh khi xuất hiện bọ xít non, nụ bước vào nở hoa. Bọ xít non và trưởng thành chích hút chất đường ngọt từ các bộ phận của chùm hoa rồi bài tiết ra ngoài – nguồn thức ăn và độ ẩm thích hợp cho loại nấm này.

Trong điều kiện những cây nhãn um tùm, nhiều lá hoặc tiết trời âm u và độ ẩm không khí cao thì nấm càng sinh sôi nẩy nở và phát triển mạnh. Do đó làm cản trở quá trình quang hợp, hô hấp và hấp thu nhiệt nên ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển; gây hiện tượng thui phấn, rụng hoa, rụng quả khi vừa đậu.

3. Biện pháp khắc phục bệnh bồ hóng


Tuy không rửa được triệt để loại nấm này, nhưng cũng nên tăng số lần và lượng nước phun rửa bằng cách phun trừ riêng rẽ giữa thuốc trừ bọ xít và trừ nấm.

Phun trừ bọ xít non và trưởng thành bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như Địch bách trùng 90SP, Sherpa 25EC. Sau đó 1 - 2 ngày thì tiến hành phun trừ nấm bằng một trong các loại thuốc như Ridomil Gold 68WG, Daconil 75WP, Dipcy750Wp, TopSin M 70WP, ….

*Chú ý: 

Trước khi phun trừ bọ xít, nếu nền vườn thuộc dưới tán cây bằng phẳng thì chỉ việc quét dọn sạch sẽ, còn nếu không bằng phẳng thì phải trải bạt vải để dễ dàng thu gom sác bọ xít. Sau đó đem tẩm dầu đốt tiêu hủy.
Pha phun theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì của từng loại sản phẩm; phun đẫm đều vào chùm hoa, quả, trên mặt và dưới tán lá, phun vào chiều mát không mưa và im gió để không ảnh hưởng đến ong bướm và nâng cao hiệu quả của thuốc (chỉ cần phun một lần).

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG 

Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Bệnh Ruối Đục Trái Ở Cây Táo








Táo là cây trồng cho thu nhập khá và có thị trường tiêu thị ổn định. Song trồng táo cũng gặp nhiều rủi ro do tình hình sâu bệnh gây hại.
Là vùng trồng táo trọng điểm của tỉnh, huyện Ninh Phước hiện có trên 700 ha cây táo, trong đó hiện có gần 20% diện tích đang trong thời kỳ thu hoạch. Theo phản ánh của người trồng táo ở địa phương, một số ít diện tích táo đã xuất hiện hiện tượng ruồi đục quả. Nhưng nhờ chủ động phòng bệnh nên đến thời điểm hiện tại, không gây hại nghiêm trọng đến năng suất. Anh Huỳnh Ngọc Luận, ở thôn Ninh Quý 3, xã Phước Sơn cho hay, gia đình có 1,2 sào táo đang thời kỳ thu hoạch.

Vì trái vụ nên táo bán cũng được giá hơn nhưng lại dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt khi táo đang chín sợ nhất ruồi đục quả làm cho trái bị thối rụng. Để phòng trừ dịch bệnh mùa này, phải thu hoạch sớm hơn và thường xuyên dọn cành, lá, làm sạch giàn, đặt bả Enter-pro diệt ruồi đục quả và phun thuốc hóa học theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.

Tuy nhiên, để chủ động phòng trừ bệnh hại trên cây táo, nhất là ruồi đục quả, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác giám sát, giúp nông dân phòng trừ dịch bệnh. Ông Nguyễn Lê, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Ruồi đục quả là loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây táo trong thời kỳ cho quả và đang thu hoạch. Ruồi đục quả gây hại quanh năm, nhất là mùa mưa và trái vụ.

Hiện nay, khoảng 80% diện tích trồng táo của nông dân đang giai đoạn cắt cành và trái non, một số khác là những giàn táo muộn, đang được thu hoạch. Do diện tích phá hoại bị thu hẹp, mật độ ruồi vàng tập trung ở những vườn táo trái đang chín, nếu không chủ động phòng trừ đúng kỹ thuật thì sản lượng táo có thể giảm từ 20-30%. Không chỉ tập trung giám sát sâu bệnh ở Ninh Phước, Chi cục còn chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố là vùng trọng điểm trồng táo phải chủ động nắm bắt thông tin và báo cáo kịp thời về Chi cục để có hướng hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân.

Đồng thời, để hạn chế tác hại của ruồi đục quả, ngành cũng khuyến cáo bà con nên thu hoạch trái sớm hơn bình thường, đừng để trái chín đeo quá lâu trên cây; thu gom những trái hư, trái đã rụng; thường xuyên tỉa bỏ cành già, cành tăm, cành bị sâu bệnh để vườn luôn sạch sẽ, thông thoáng… Hiện nay, biện pháp phòng trừ ruồi đục quả được áp dụng một cách rộng rãi và mang lại hiệu quả cao là dùng bả Enter-pro theo nhiều cách. Bà con có thể phun trực tiếp lên tán cây hoặc đặt bẫy bả diệt ruồi đục quả.

Ruồi Đục Trái

Cũng theo khuyến cáo của ngành, do táo khai thác nhiều lứa trong năm, người trồng táo nên phun Enter-pro định kỳ 5-7 ngày một lần, bắt đầu từ khi cây táo có hoa. Bả Enter-pro là chất dẫn dụ ruồi dạng sinh học nên không gây độc cho nông sản, không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Bà con nông dân cần tuân thủ quy trình và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo để có được những vụ táo bội thu.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Trồng Hồng Giòn Không Hạt Lạng Sơn

Trồng Hồng Giòn Không Hạt Lạng Sơn





Cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn là cây ưa khí hậu á nhiệt đới, có khả năng chịu hạn khá cao, có tính thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất với điều kiện là tầng đất dày, thoát nước, độ pH = 5-5,5.
Loại cây này rất ưa ánh sáng, ở vùng đồi núi người ta chọn hướng dốc có nhiều ánh sáng. Những vùng đủ ánh sáng cây phân cành thấp hơn, tán lá rộng, quả phân bố đều trên tán lá.

Thời vụ trồng: tốt nhất là trồng vào tháng 1-2 (trước và sau Tết Nguyên Đán), lúc này cây hồng có bộ lá đã già, vàng, đang rụng hoặc đã rụng hết lá, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi gặp nhiệt độ cao dễ dàng mọc mầm mới.

Mật độ và khoảng cách trồng: ở vùng đất đồi trồng với mật độ 400-500 cây/ha với cự ly trồng là 5x5m, 5x4m ở vùng dốc thấp, đồng bằng trồng với mật độ là 277-330 cây/ha với cự ly trồng là 6x6m, 6x5m.

Đào hố, bón phân lót: bộ rễ hồng yêu cầu đất thoáng nên đất trồng phải được chuẩn bị trước. Với đất bằng phẳng đào hố 80x80x70cm hoặc 70x70x60cm, bón lót 15-20kg phân chuồng + 0,5kg lân, với đất đồi đào hố 100x100x90cm hoặc 90x90x80cm, bón lót 20-30kg phân chuồng + 0,7kg phân lân.

Cách trồng: hố trồng đã được bón lót và lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày, cho cây vào hố, bóc vỏ bầu nilon cho đất nhỏ vào lèn chặt đến ngang miệng bầu, lấp đất cao hơn mặt bằng 5-10cm, xung quanh tạo gờ giữ nước, cắm 3 cọc xung quanh, dùng dây buộc chặt lại chống gió lay, dùng rơm rạ khô, cỏ khô ủ gốc cây. Thời kỳ đầu nên trồng xen các loại như lạc, đậu tương cách xa gốc 0,5-0,8cm, cần làm sạch cỏ trong tán và phủ gốc.

Tạo hình, tỉa cành, tỉa tán: tạo hình cây con tiến hành 2-3 năm đầu chỉ để một thân chính cao 0,8-1m, để 4-5 cành, cấp I, trên cành cấp I để 4-5 cành cấp II, tạo cho các cành phân đều ra các phía. Cắt tỉa các cành nhỏ yếu, cành mọc đứng, cành sâu bệnh. Những cành chọn để lại nên bấm ngọn để cho mọc thêm các cành ngang, để cây nhanh chóng hình thành tán cây to và thấp.

Bón phân: hàng năm bón lót cho hồng vào tháng 1, trước khi cây nảy lộc, đối với những cây đã ra quả ổn định cần bón cho mỗi cây là 30-50kg phân chuồng hoai + 0,3-0,5kg đạm urê + 0,3kg lân + 0,5kg kali. Cách bón là chiếu theo mép tán cây, đào ba hố đều nhau với kích thước hố sâu và rộng khoảng 50cm, sau khi bón phân lấp đất hơi cao hơn trước. Trong thời gian cây nuôi quả (tháng 3-7) cần tưới thêm phân kali và đạm pha loãng 100 lần, mỗi tháng tưới 1-2 lần. Tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà phối hợp phân đạm với kali với tỷ lệ hợp lý. Cây sinh trưởng càng mạnh càng cần tăng lượng kali lên vì kali quyết định hạn chế rụng quả.

Phòng trừ sâu bệnh: cần chú ý một số loài sâu bệnh sau: rệp, sáp, sâu đo, sâu đục thân. Cần phòng trừ bằng các loại thuốc Bi 58 0,1%, Deis 0,1%, Endrin pha loãng 1/400. Bệnh đốm đa giác, bệnh đốm tròn, phun phòng trừ bằng thuốc Boócđô 1% hoặc Dithan.



QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG, VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Kĩ Thuật Trồng Xoài







Xoài có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc họ Anacardiacae. Xoài có rất nhiều giống, nhưng có 2 nhóm giống cơ bản là nhóm Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi). Nhóm đơn phôi thường cho trái quanh năm.
            1. Đất đai: Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất vàng, vàng đỏ, đất Feralit, đất phù sa cổ, đất phù sa mới ven sông, kể cả trên vùng đất cát giồng ven biển, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, phải có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m, có thủy cấp không nông quá 2,5m. So với các loại trái cây ăn trái khác, xoài là cây chịu úng tốt nhất. Đất nhẹ kém màu mỡ giúp cây dễ cho nhiều hoa và đậu trái, đất quá màu mỡ đủ nước chỉ giúp cây phát triển tốt, nhưng ít trái. Xoài thích hợp đất có pH từ 5,5-7, đất có pH nhỏ hơn 5 cây sẽ kém phát triển. Ở những vùng đất thấp trước khi trồng cần phải lên líp cao sao cho mực nước tại thời điểm cao nhất cách gốc ít nhất 1m.

 2. Thời vụ: Xoài được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây.

 3. Giống: Giống Xoài hiện nay được trồng phổ biến nhất gồm có 5 giống là xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài bưởi, xoài Khiêu xa vơi và xoài tứ quý. Trong 5 giống xoài này thì xoài cát Hòa Lộc và xoài tứ quý là 2 giống nổi tiếng nhất vì cho trái ngon, vị ngọt thanh, trái to (cát Hòa Lộc trung bình 600-700g/trái; tứ quý trung bình 900g/trái), mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho nên nhà vườn và người tiêu dùng cũng đều ưa thích. Còn lại, xoài cát chu, xoài bưởi và Khiêu xa vơi (xoài Thái Lan) trái nhỏ (nặng trung bình từ 250-550g), ăn ngon nhưng không bằng 2 giống xoài kể trên. Đặc biệt, giống xoài Thái Lan thường được dùng để ăn sống khi vỏ trái còn xanh. Ngoài 5 giống xoài kể trên, còn có một số giống xoài truyền thống, trồng bằng hột, nhưng do hiệu quả kinh tế không cao nên không được trồng nhiều. Đó là xoài hòn, xoài thanh ca, xoài xiêm, xoài châu hạng võ, xoài thơm, xoài tượng,…

XOAI 2.JPG

4. Chọn giống:

Cây xoài được nhân giống bằng nhiều phương pháp như gieo hạt, chiết cành, ghép,…nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp ghép. Cụ thể là: giống được ghép trên gốc ghép là giống xoài bưởi hoặc là xoài hôi, cây được ươm trong bầu nilon màu đen có chiều cao 20-22cm, đường kính bầu 12cm. Bầu không bị dập, vỡ. Cây ghép sinh trưởng tốt, thân cây mập, chiều cao cành ghép 40-50cm, đường kính 1cm (đo phía trên vết ghép khoảng 2cm), có từ 2-3 đợt lộc. Lá cây xanh đậm, không có vết sâu bệnh.

5. Nhân giống:

- Trồng bằng hạt: Cây có thể trồng bằng hạt nhưng chậm cho trái (6 hoặc 8 năm hay đôi khi đến 10 năm, ngoại trừ giống xoài bưởi cho trái ở 3 tuổi). Lột lớp vỏ cứng đem gieo ngay trên liếp ươm cách nhau 10 cm, tách ra để lấy nhiều cây (nếu tách trễ cây phát triển yếu ớt. Cây có 4 lá xanh bứng sang khu giâm khoảng cách (30cm x 60cm) để trồng làm gốc ghép hoặc vô bầu dưỡng 1-2 tháng rồi trồng. Tuy nhiên, nên trồng xoài cây ghép để đảm bảo thuần giống và mau cho trái.

 Trồng bằng cây tháp: Tháp mắt và tháp cành được sử dụng rộng rãi, thu hoạch quả sau 3 năm. Mầm tháp chọn từ cây mẹ tốt, năng suất cao. Chọn nhánh tốt, cắt bỏ lá, mang mắt 1 tuần trước khi lấy mầm để có mầm mạnh. Cành tháp có thể mang đi xa nhưng phải bảo quản tốt, giữ đủ ẩm. Cành được tháp phải là cành mọc mạnh, gỗ còn xanh, để vỏ tróc tốt khi tách. Cây đã tháp dưỡng 4 tháng trước khi đem trồng.

6. Kỹ thuật trồng:

Xoài là cây đại thụ, sống rất lâu từ 30-50 năm, do đó có thể trồng thưa (cách khoảng 8m x 8m, hoặc 10m x 10m), có thể trồng dày hơn (5m x 6m) rồi sau đó tỉa thưa dần. Trước khi trồng từ 1-3 tháng,  đào hố vuông, rộng 70-80cm, sâu 50-70cm. Bón phân lót cho 1 hố: 20-30kg phân chuồng mục + 1-2kg super lân + 0,1kg kali + 0,3-0,5kg vôi bột. Trộn đều phân với đất, lấp bằng miệng hố (công việc này làm xong trước khi trồng khoảng 1 tháng).

- Cách trồng: đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc dây để tránh lay gốc làm chết cây. Sau khi trồng tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển. Sau trồng 1 tháng cây ổn định, rạch nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng, phát triển. Khi cây phát triển được 3 cơi lá thì nên bấm bỏ đọt. Khi cây ra chồi thứ cấp, chọn 3 chồi phát triển mạnh nằm theo hình tam giác đều, bấm đọt như trên, để cho đến khi chồi non của 3 chồi này mọc ra đủ 3 cơi lá nữa thì bấm ngọn tiếp. Cứ thế bấm đọt đến lần thứ 3 thì thôi, để cho cây phát triển tự nhiên. Ở giai đoạn cây trưởng thành, nên cắt tỉa những cành mọc bên trong tán, cành quá gần mặt đất, cành sâu bệnh, cành không hiệu quả và cuống hoa, nhánh vụn của mùa trước.

 7. Chăm sóc: Thời kỳ cây còn nhỏ, tức mới trồng được 1-3 năm tuổi. Thời kỳ này cây sinh trưởng mạnh hầu như quanh năm để hoàn thiện bộ khung tán. Chính vì vậy, việc cung cấp đủ phân, đủ nước, diệt trừ cỏ dại thường xuyên để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng là rất cần thiết.

Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc. Để hạn chế bớt cỏ dại và ngăn cản quá trình bốc hơi nước ta nên dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc cây.

Làm cỏ: Thời kỳ đầu do bộ tán cây còn nhỏ nên các loại cỏ dại có điều kiện sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, làm cỏ cần phải tiến hành thường xuyên và là công việc tốn khá nhiều công sức. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau. Nếu vườn chỉ có các loại cỏ lá rộng thân thẳng phát triển, việc diệt trừ cỏ sẽ đơn giản và đỡ tốn công hơn nhiều. Cách  diệt cỏ loại này đơn giản nhất là dùng dao phát cán dài, phía mũi dao cong lại như mũi liềm. Khi cỏ cao khoảng 20cm thì dùng dao phát ngang sát mặt đất để cắt đứt thân cây cỏ. Phần thân bị cắt đứt được thu gom lại, phơi khô sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

Xử lý ra hoa sớm: là việc làm nhằm mục đích tránh tình trạng vào vụ thu hoạch rộ thì bị rớt giá. Tất nhiên, nhà vườn phải cân nhắc kỹ và có đủ điều kiện, trình độ kỹ thuật thì mới có thể thực hiện thao tác xử lý ra hoa sớm. Đối với cây xoài già thì có thể tưới thuốc vào thời điểm cây ra được 1-2 cơi đọt, đối với cây tơ thì tưới vào lúc cây ra được 2-3 cơi đọt. Tưới khi cây vừa ra đọt cuối khoảng 10cm hoặc ra lá lụa. Có thể dùng một số loại thuốc ức chế tăng trưởng để tưới như Paclobutrazol 10%, liều lượng 10cc pha với 5-10 lít nước tưới cho 1m đường kính tán và tưới sát gốc, sau đó giữ ẩm 20 ngày. 2 tháng sau dùng KNO hoặc Dola 02X.

- Bảo vệ hoa và trái non: Việc bảo vệ hoa và trái non là rất quan trọng. Có thể phun thuốc (Pyrinex, Sago Super, Butyl) bảo vệ hoa lần 1 khi phát hoa dài 2-3cm để ngừa rầy chích hút. Lần hai phun khi hoa đạt kích thước tối đa. Sau đó, ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng có ích giúp hoa thụ phấn. Trong giai đoạn này, nếu mưa nhiều, nhất là mưa đêm, thì sáng hôm sau rung cành cho rụng bớt hoa không thụ phấn, kết hợp phun thuốc phòng trừ nấm gây bệnh thán thư (dùng thuốc Bendazol, Carbenzim, liều lượng theo hướng dẫn). Cứ hễ mưa xong là phun thuốc. Khi trái non đạt kích thước đường kính 1-2mm (còn gọi là đậu trứng cá), phun thuốc ngừa bệnh tán thư. Dùng các loại thuốc như Antracol, Viben-C, và phun Pyrinex, Fastac để ngừa sâu rầy. Sau khi xoài đậu trái thường phải qua thời kỳ rụng sinh lý, kéo dài khoảng 35-45 ngày. Qua thời kỳ này thì xoài không rụng nữa. Giai đoạn này, bao trái là hiệu quả nhất nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn bảo vệ được trái xoài khỏi sâu bệnh hại, vừa giúp cho vỏ xoài trắng đẹp. Trong tự nhiên, xoài thường ra hoa lẻ tẻ không đồng loạt. Để cho xoài ra hoa tập trung phải xử lý bằng ka-li-nitơ-rát (KNO3) nồng độ 1,25-1,5% (1lít nước và 12-15g KNO3) phun ướt hết các lá xoài. Sau khi phun 3-7 ngày xoài sẽ ra hoa.

 8. Bón phân:  

Giai đoạn cây tơ: Hàng năm nên bón mỗi gốc từ 200-400g phân NPK 16-16-8 và khoảng 200g phân urê, lượng phân này được chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Về cách bón, có thể bón theo lỗ hoặc rải đều xung quanh gốc theo phạm vi của tán và cách gốc từ 0,3-0,5m. Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây xoài phát triển ổn định.

Giai đoạn cây trưởng thành: Bón tối thiểu từ 2-5kg/cây loại phân NPK 16-16-8 và từ 3-4 kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa (lúc cây mang trái) và vào tháng 9-10 dương lịch (trước khi cây ra hoa). Lượng phân bón có thể tăng sau những năm trúng mùa để cây phục hồi sức cho trái năm sau.

 9. Phòng trừ sâu bệnh:

- Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 7 ngày phun 1 lần, sau đó 1 tháng phun 1 lần.

- Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa. Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC,...

- Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng,...

- Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L,...

- Sâu đục thân, đục cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

- Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm xoài kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, Supracide 40 EC, Song mã 24,5 EC,...

- Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.

- Bệnh thối đọt: Do nấm Dipldia Natalensis phá hại trên cành, lá, trái. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần nên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn nhựa bị hư. Bệnh phát triển mạnh lúc độ ẩm không khí cao, lan nhanh trong mùa mưa. Trên trái, vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2-3 ngày có thể gây thối trái.

- Cách phòng trị: dùng Boocđô phun định kì lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.

 10. Thu hoạch:

Khi quả già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc

.QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG , VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Hạn Chế Rụng Hoa Và Trái Non Trên Cây Xoài







Mặc dù xoài thường ra hoa rất nhiều nhưng rụng hoa, rụng trái non cũng không ít, đôi khi tỷ lệ rụng hoa và trái non lên đến 99%. Dưới đây là một số nguyên nhân và biện pháp phòng chống tình trạng này ở xoài
Nguyên nhân

-  Xoài rụng hoa và trái non nhiều có thể do hiện tượng ra quả cách niên. Nhiều cây xoài, đặc biệt là những cây già thường kiệt sức sau một vụ mang trái nên vụ sau thường ra rất ít quả, hoặc không có. Tuy nhiên, cũng có những giống xoài như xoài cát, Thanh Ca thường xuyên xuất hiện hiện tượng ra quả cách niên.

-  Thời tiết không thích hợp (mưa gió, ẩm thấp...) cũng ảnh hưởng đến sự thụ phấn vì nó cản trở sự hoạt động của những côn trùng thụ phấn hoặc làm rữa hạt phấn không cho nảy mầm trên nhụy hoặc làm vỡ hạt phấn. Tỷ lệ thụ phấn cao khi trời nóng và khô.

- Việc rụng hoa nhiều cũng có thể xuất hiện từ yếu tố di truyền, giống nào có cuống to thường ít rụng hoa và trái.

- Thiếu nước và dinh dưỡng trong thời gian mang trái cũng làm trái non rụng nhiều.

- Ngoài ra, một số sâu bệnh như: rày bông xoài, bù lạch, bệnh thán thư... cũng thường gây nên hiện tượng rụng hoa, trái non ở xoài.

Biện pháp khắc phục

- Cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ cho cây trong thời gian ra hoa và mang trái  (nếu thừa nước trong thời gian này cũng làm tăng khả năng rụng hoa, trái).

- Sau khi thu hoạch nên xén tỉa những cành bị sâu, cành già, đồng thời bón phân đầy đủ, nhất là phân đạm để giúp cây phục hồi nhanh và tích luỹ đủ chất dinh dưỡng cho vụ sau. Có thể phun thêm phân bón lá (có chứa đồng, kẽm, mangan và ma nhê) vào giai đoạn ra lá non để cây phát triển  tốt.

-  Hạn chế phun nhiều thuốc trừ sâu trong gia đoạn ra hoa để không ảnh hưởng đến các côn trùng thụ phấn, đặc biệt ruồi nhà là côn trùng thụ phấn tốt nhất cho xoài.

- Xác định đúng đối tượng sâu bệnh và chọn đúng thuốc để phòng trừ.

- Trong thời gian từ 2 - 7 tuần sau khi trổ, hoa (trái non) thường dễ rụng do cuống tạo tầng rời, vì thế nên phun chất điều hoà sinh trưởng như NAA hoặc GA3, có thể phun 2- 3 lần. Lần đầu khoảng 15-20 ngày sau khi hoa nở rộ, lần sau khi trái to bằng ngón tay cái. Giai đoạn đầu phun NAA (50ppm), những giai đoạn sau nên phun GA3 sẽ giúp cây phát triển nhanh và giảm rụng trái. Cần phun đúng liều lượng trong khuyến cáo để tránh gây thiệt hại cho cây trồng.

Cần tỉa bớt trái nếu cây ra quá nhiều, nhất là những cây  tuổi còn nhỏ, nếu để trái nhiều sẽ làm cây kiệt sức ở vụ sau.





QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG  VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cam Quýt







Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, để có thể hạn chế được phá hại của sâu.
1. SÂU VẼ BÙA: (Phyllocnistis citrella Stainton). Sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những dường ngoằn ngoèo. Sự phá hại của sâu làm cho lá co cúm, quăn queo, hạn chế quang hợp.Ngoài ra, các vết thương do sâu to nên trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển.

* Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục có thể hạn chế được phá hại của sâu.

Dùng các loại thuốc nội hấp thư cymbush 8cc/bình 8 lít nước, Bi 58 nồng độ 0,1 %, Lannate 20g/bình 8 lít nước.

2. RẦY MỀM(Toxoptera sp): thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi.

* Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như: Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít), Polytrin P 440EC (8-15cc/bình 8 lít).

3. RẦY CHỔNG CÁNH (diaphorina citri Kuwayama).

* Tác hại của rầy chổng cánh

- Là côn trùng truyền bệnh vàng lá greening trên cam quýt.

- Trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non,làm đọt non bị chết.

* Tập quán sinh song của rầy chổng cánh.

- Gây hại trên tất cả các cây trong họ cam quýt như:

+ Cam: cam mật, cam dây,…

+ Quýt: Quýt đường, quýt tiều,…

+ Bưởi: Bưởi năm roi, Bưởi long, bưởi da xanh,…

+ Chanh: chanh giấy, chanh tàu,…

+ Tắt

+ Các cây cảnh: Nguyệt quế, cần thăng, kim quýt, quất, phật thủ.

- Nguyệt quế là cây được rầy chổng cánh ưa thích nhất.

- Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió

- Bị hấp dẫn bởi màu vàng và vàng nâu.

- Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non.

* Thiên địch của rầy chổng cánh

Rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một so thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa, ong ký sinh và nấm.

* Phòng trừ rầy chổng cánh

- Không nên trồng các cây kiểng họ cam quýt như nguỵêt qưới,cằn thăng,Kim quýt gần vườn cam quýt,nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.

- Nếu có trồng các cây kiểng trên thì phải thường xuyên phun thuốc để trừ rầy nhất là đối với nguyệt quới.

- Trồng cây chắn gió boa chung quanh vườn để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến, vành đai chắn gió có thể là các loại cây như: dương, bình linh lá.

- Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung, để xịt thuốc trừ rầy.

- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.

- Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá trong vườn đem tiêu hủy đẻ loại trừ nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe. Trước khi hủy, xịt thuốc để loại trừ rầy chổng cánh bay sang các cây khác lân cận đó.

- Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc hợp lý.

- Phun thuốc:

+ Khi cây ra đọt non 1-2 cm.

+ Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến.

+ Phun tập trung vào các đợt đọt non.

+ Dùng các loại thuốc như:

Applaud 10wp            8g/bình 8 lít nước.
Applaud mipc            12g/bình 8 lít nước.
Trebon 10EC             8cc/bình 8 lít nước.
Bassa 50EC             16cc/bình 8 lít nước.

4. NHỆN ĐỎ: Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non khoảng 1-2 tháng tuổi, ít khi trái bị rụng nhưng thường làm cho vỏ trái sần sùi như cám, nên thường gọi là trái da cám, làm giảm giá trị thương phẩm.

* Phòng trị: phun các loại thuốc đặc trị nện đỏ như Bi 58,Danitol.

5. BỆNH LOÉT: (Canker) do vi khuẩn(Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại. Banm đầu lá, trái cành đều bị nhiễm, dễ thấy nhất trên lá và trái. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng nước, màu xanh sậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái, chung quanh vết bệnh trên lá có thể có quầng vàng.

* Biện pháp phòng trị: Cắt bỏ, tiêu hủy những cành, lá bệnh, vệ sinh nghiêm ngặt kể cả quần áo công nhân làm vườn.

- Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc,Kasuran BTN(1,5-2%), hoặc Zineb 80 BHN(1/500-1/800) ở giai đoạn cây chờ đâm tượt ra hoa và sau đó khi 2/3 hoa đã rụng cánh và tiếp tục phun định kỳ 2 tuần/lần cho đến khi trái chín.

-Xử lý hạt, mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt (nước: 5nóng:5 lạnh) trong 20 phút.

6. BỆNH VÀNG LÁ GREENING

Bệnh vàng lá greening do vi khuẩn gram âm tên là Liberobacter asiaticum (châu Á) sống trong mạch dẫn libe của cây, lây lan qua mắt ghép hoặc do rầy chổng cánh truyền qua.Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó làm thiệt hại đến năng suất, phẩm chất trái.

Bệnh mang tính hủy diệt vì không có tổ hợp gốc ghép-mắt ghép nào kháng được.

Triệu chứng

Có thể phát hiện các triệu chứng ở bất kỳ thời điểm nào trong năm (ở vùng châu Á)mặc dù cần khẳng định lại bằng các phương pháp trong phòng thí nghiệm.

Sau đây là tất cả các triệu chứng rất điển hình của bệnh: lá vàng lốm đốm là điển hình nhất của bệnh (chứa nhiều vi khuẩn) song các triệu chứng đi kèm như vàng lá gân xanh (thiếu kẽm), vàng lá thiếu Mangan cũng dể dàng tìm thấy. Cần lưu ý gân lá vẫn xanh, trong khi nếu lá vàng gân vàng thì lại điển hình hơn của bệnh do nấm Phytophthora.

Tác nhân:

Tác nhân gây bệnh: là vi khuẩn gram âm Liberobacter asaticum sống trong mạch dẫn libe của cây (không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được). Ngoài cây có múi, vi khuẩn nầy nhân mật số tốt trong cây dừa cạn (Catharanthus roscus) họ Aselepiadaceae và dây tơ hồng (Cuscuta spp) họ Convolvulaceae.

Trung gian truyền bệnh: Côn trùng truyền bệnh vàng lá Greening là rầy chổng cánh Diaphorina citri, Kuwayama hút và truyền vi khuẩn từ cây này sang cây khác.

Phòng trị

Không có thuốc trị bệnh mà chỉ có thể sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ và có tính cách rộng rãi trong vùng mới có hiệu quả cao.

1. Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy kể cả cây kiểng nguyệt quới, dây tơ hồng chung quanh gần vườn sau khi đã phun thuốc trừ rầy chổng cánh.

2. Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh, nên trồng thưa và có cây chắn gió bảo vệ trong và ngoài.

3. Sử dụng thuốc hóa học như Applaud 10BHN, Applaud MIPC 25% BTN,Bassa,Trebon,…Phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng (nếu không sử dụng được biện pháp thiên địch một cách có hiệu quả).

7. BỆNH THỐI GỐC CHẢY NHỰA Do nấm Phytopthora sp gây ra. Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ mảnh, rể ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng. Nấm gây bệnh này cũng làm thối trái, nhất là trái ở gần mặt đất và thường thấy ở các vườn trồng dầy.

* Phòng trừ: Chọn gốc ghép chống chịu bệnh như cam ba lá, Cam chua,…đất trồng phải ráo, không tủ cỏ rác hay bồi bùn lấp gốc, tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Nên theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi dung dịch thuốc tím 1% hay bằng các loại thuốc như Captan 75 BTN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Copper B,…Thu gom, rải vôi và chôn sâu các trái rụng do bệnh là biện pháp quan trọng để hạn chế sự lây lan.

Thu hoạch và bảo quản
Cam, quýt từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-10 tháng, tùy theo giống, phương pháp nhân giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,…thời gian thu hoạch phải có nắng khô ráo, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối. Trái thu xong cần dể nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm.

 QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Bệnh Cháy Lá







Bệnh cháy lá và chết ngọn là bệnh gây hại nghiêm trọng trên lá của cả cây con và cây trong vườn ở giai đoạn kinh doanh. Trong vườn ươm, nó có thể là bệnh hại quan trọng nhất vì chúng gây thiệt hại đến 40-50%. Trên cây lớn chúng gây chết lá, cành và rụng lá dẫn đến hiện tượng làm giảm năng suất.

Bệnh Cháy Lá

1.Tác nhân

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh phát triển và tạo nhiều hạch nấm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là 28°C. Nấm phát triển kém ở 35°C và ngưng phát triển ở 100°C.

2.Triệu chứng
Bệnh phát sinh trên cả lá già và lá non, bắt đầu bằng những đốm nhỏ, sũng nước sau đó liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi trên lá.

Những đóm này sau đó khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối và gây biến dạng lá và làm lá quăn lại. Bệnh thường gây hại tập trung từng cụm trên vườn ươm và sau đó lây lan rộng rãi. Các lá bị bệnh có thể kết dính lại do sự mọc lan của sợi nấm, đôi khi thấy có những hạch nấm màu nâu dạng tròn hay dẹp nhỏ. Do đó có khi khô chúng dính lại với nhau nhưng không rụng. Bệnh có thể tấn công trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó có màu trắng xám.

3. Biện pháp phòng trừ

+ Ở giai đoạn cây con: Bệnh có thể được tránh bằng cách tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá ẩm, cây con nên để khoảng cách thưa, bệnh có thể khống chế bằng cách phun lên lá các loại thuốc như Monceren, Benomyl, Carbendazim, Topsin M. hoặc có thể tưới lên đất.
+ Trong vườn cây lớn cũng nên phun các loại thuốc trên thường xuyên hoặc có thể tiêm thuốc vào cây.
+ Loại bỏ cành, lá bị bệnh trong vườn, vệ sinh vườn cũng rất cần thiết để giảm mật số mầm bệnh.
+ Vì đây là nấm đa ký chủ nên cần giảm cỏ trong vườn sẽ giúp hạn chế bệnh tốt.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Sâu đục quả và bệnh thán thư cây ổi







Trong mùa mưa ổi rất thường hay bị sâu đục trái và bệnh thán thư gây hại, làm giảm năng suất và chất lượng ổi đáng kể.
Sâu đục trái ổiỔi hiện đang được xếp vào loại trái cây có thế mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích ổi tăng theo từng năm và thị trường tiêu thụ cũng rộng mở. Tuy nhiên, do nhà vườn vẫn áp dụng phương pháp canh tác cũ nên chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, trong mùa mưa ổi rất thường hay bị sâu đục trái và bệnh thán thư gây hại, làm giảm năng suất và chất lượng ổi đáng kể.

1. Sâu đục trái ổi gây hại

Sâu đục trái có tên khoa học là Conogethes punctiferalis thuộc họ Pyralidae, bộ Lepidoptera. Bướm sâu đục trái tương đối nhỏ, thân dài khoảng 12mm, có màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Trứng được đẻ rãi rác trên các trái non. Sâu non có đầu nâu, thân mình sâu có mầu trắng ửng hồng. Sau khi vủ hoá, con cái thường tiết ra Pheromone để hấp dẫn con đực. Bướm hoạt động về đêm, ban ngày ẩn trong tán lá. Bướm thường bám trên chùm hoa để hút mật và đẻ trứng trên các lá đài của trái hoặc nơi dính giữa lá và trái. Mỗi bướm cái có thể  đẻ từ 20-30 trứng. Sâu non khi nở bò rất nhanh và đục ngay vào trái.

Sâu có thể đục từ giai đoạn trái nhỏ cho đến lúc gần thu hoạch nhưng nặng nhất lúc trái bằng ngón tay cái cho đến trái bằng trái chanh. Sâu thường hóa nhộng trên cành, lá gần nơi trái bị tấn công hoặc ngay cả trên trái. Sâu gây hại vào lúc trái nhỏ sẽ làm trái sẽ bị biến dạng và bị rụng sau đó, nếu tấn công vào giai đoạn trái lớn thì sẽ làm giảm phẩm chất của trái. Bên cạnh đó, khi bị sâu gây hại, trái thường bị các loại nấm bệnh tấn công làm thối trái. Triệu chứng để nhận diện là từng đám phân mầu nâu đậm do sâu thải ra bên ngoài lổ đục.

2. Biện pháp phòng trừ


Phòng trừ sâu  đục trái phải phối hợp nhiều biện pháp

- Trong tự nhiên, sâu đục trái có nhiều loài thiên địch như: kiến sư tử và chim sâu tấn công sâu non khi ở bên ngoài vỏ trái; bọ ngựa và nhiều loài nhện có khả năng bắt và ăn thịt bướm sâu đục trái.

- Thăm vườn thường xuyên vào giai đoạn ra trái để phát hiện sớm sâu đục trái.

- Thu gom và tiêu huỷ những trái bị sâu gây hại.

- Tỉa cành hàng năm để tạo thông thoáng vườn cây.

- Tỉa bỏ bớt những trái kém phát triển trong chùm.

- Dùng bao giấy bao trái  cũng rất có hiệu quả.

- Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc hóa học ở những vùng thường xuyên bị nhiễm nặng, sử dụng thuốc hoá học phun ngừa giai đoạn tượng trái. Các loại thuốc có hiệu quả đối với sâu đục trái như: Abatin 5,4 EC, Regent 5SC, Brightin 1.8EC,…. Phát hiện phun thuốc khi sâu chưa đục sâu vào trong trái sẽ đạt hiệu quả cao. Chú ý đảm bảo đúng thời gian cách ly để an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Bên cạnh sâu đục trái, bệnh thán thư gây hại khá phổ biến trên ổi nhất là trong mùa mưa. Bệnh do nấm Glomerella psidii gây ra. Nấm gây hại trên lá non và trái non. Triệu chứng thể hiện trên trái lúc đầu là những chấm đen nhỏ bằng đầu kim, sau phát triển thành đốm nâu đen lớn, lõm vào bên trong thịt trái, giữa vết bệnh có các hạt nhỏ màu đen là các ổ bào tử. Bị nặng, các vệt bệnh liên kết lại làm đen cả một vùng trái, trái méo mó, xù xì và trái trở nên rất cứng. Trên lá, nấm bệnh xuất hiện trên đọt non, khi cây ổi đâm tược sẽ thấy trên lá non có những đốm màu tím ở giữa, bìa hoặc chóp lá làm cho lá bị cháy từng mãng. Nếu bị nặng cả chùm lá non biến màu nâu thẫm, lan dần xuống phía dưới, làm ngọn khô quăn, lá rụng sớm. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa vì nấm bệnh thích hợp điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 25-26°C.

3. Bệnh thán thư gây hại trên ổi

Biện pháp phòng trừ:

- Tỉa cành tạo tán cho thông thoáng vườn cây

- Thu dọn và tiêu hủy các tàn dư cây bệnh.
- Khi bệnh mới chớm thì phun các loại thuốc gốc đồng hoặc Antracol 70WP, Vicarben 50BHN, …


QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG , VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 

Kategori

Kategori